Những người bị bệnh dưới đây tuyệt đối không nên ăn mít các bạn nhé:
Người bị bệnh gan nhiễm mỡ
Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người.
Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
|
Ảnh minh họa. |
Người bị bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Người bị bệnh suy thận mạn
Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
Người đang đói
Mít dù rất nhiều năng lượng nhưng cũng không phải là loại cây thích hợp ăn khi bụng đói trống rỗng. Do lượng đường trong mít cao ăn lúc đói có thể làm đường máu tăng đột ngột. Gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi thậm chí có thể dẫn tới hôn mê. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn mít khi đói.
Người mới ốm dậy
Mít là trái cây mùa hè khá hấp dẫn nhưng nếu sức khỏe bạn còn yếu do mới ốm dậy cũng không nên ăn loại trái cây này. Là loại trái cây nhiều dinh dưỡng nhưng ăn khi cơ thể yêu lại gây ra tác dụng ngược. Khi ăn nhiều dễ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu, khó chịu.
Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?
- Không ăn mít khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu, chỉ nên ăn mít từ 1-2 tiếng sau khi ăn cơm, nhai thật kỹ.
- Không nên ăn mít vào chiều tối hoặc tối vì mít sẽ khiến bạn nóng và cảm thấy khó tiêu hơn.
- Nên ăn với lượng vừa phải chứ không ăn quá nhiều một lúc. Với những người mắc bệnh mãn tính, bạn chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).
- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung đủ nước và rau xanh.
Cách chọn mít ngon:
- Mít dai: Cùi dày, giòn, vàng nhạt và vị thường ngọt đậm.
- Mít mật (hay còn gọi là “mít ướt”) có màu vàng tươi, múi mềm, hơi nát, vị ngọt mát.
- Nên chọn những quả vỏ đều, không có những chỗ eo hay lõm vì đó là những chỗ mít dễ sâu, quả cứng hoặc nhiều xơ.
- Chọn những quả mít có gai to, đều, gai mít không dài hay nhọn và khoảng cách giữa các gai mít cách xa nhau để có được những múi mít thơm ngon nhất.