Ăn súp gà: Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi, các Amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể.Cháo hành tía tô nóng: Một tô cháo hành tía tô nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi có tác dụng giải cảm rất tốt, hơn nữa món ăn nhẹ này có giúp dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi cơ thể mệt mỏi. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho người bị cảm cúm.Ăn củ cải: Củ cải có tác dụng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa trị cảm cúm. Vì vậy, khi bị cúm, bạn có thể ép nước củ cải, sau đó cho thêm một chút nước gừng, thêm đường hoặc mật ong, có thể uống 2-3 lần/ngày và trong thời gian 2 ngày.Uống nước mật ong: Mật ong có chứa nhiều hợp chất có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày nếu uống hai lần vào sáng và tối cơ thể chúng ta sẽ kháng lại được những virus cảm cúm và những bệnh liên quan đến virus.Sữa chua: Với nguồn protein phong phú, sữa chua đóng vai trò quan trọng trong việc phòng vệ của cơ thể. Ăn sữa chua khi đang bị cảm lạnh sẽ giúp bạn bổ sung probiotics để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời sữa chua cũng giúp tăng cường miễn dịch và giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh.Các loại hạt dù còn tươi hay đã qua sơ chế, chế biến cũng đều giàu protein và chất béo tốt. Những loại chất béo có trong các loại hạt sẽ giúp da và màng nhầy khỏe mạnh, tránh được sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó, một số loại hạt còn chứa selen, vitamin D, kẽm và đồng, tất cả các chất này đều có vai trò duy trì và tăng cường hệ miễn dịch.Khoai lang rất giàu vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Dưỡng chất này sẽ giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng bằng cách giữ cho da và mô trong cơ thể luôn được khỏe mạnh. Trung bình, ăn một củ khoai lang là bạn đã cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết trong ngày cho cơ thể.Nước: Khi cơ thể bị mất nước, tất cả các cơ quan sẽ đều phải chịu ảnh hưởng, đặc biệt là hệ miễn dịch. Vì lý do này, nước và các loại đồ uống không chứa calo sẽ rất cần thiết để giúp bạn chiến đấu lại với bệnh tật. Nếu bạn không thích uống nước lọc vì cảm thấy đắng miệng và nhạt nhẽo thì hãy dùng các thức uống không đường hay nước ép cam. Ngoài nước ép hoa quả, bạn vẫn nên uống khoảng 2 – 3 ly nước lọc mỗi ngày.Gừng: Trong các tác dụng chữa bệnh của gừng thì giải cảm, giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh là công dụng được nhiều người biết và áp dụng nhất. Vì có tính ấm nên bạn có thể ngậm 1 lát gừng mỏng trong miệng, uống một tách trà gừng hay nấu canh cải gừng với cá cũng đều có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết và làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.Trứng: Nhiều người cho rằng khi bị cảm thì không nên ăn trứng, nhưng thực tế phần lớn các chuyên gia đều đồng tình rằng trứng là loại thực phẩm rất tốt cho hệ miễn dịch. Trứng rất giàu dưỡng chất cần thiết, như protein, kẽm, selen và nhiều loại vitamin quan trọng khác. Khi ăn trứng, bạn nên ăn cả lòng đỏ bởi lòng đỏ có chứa hàm lượng protein cao.Cá béo: Ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ hay cá trích sẽ làm tăng hoạt động của tế bào bạch cầu. Đây là một phần quan trọng của hệ miễn dịch trong cơ thể. Do đó, bạn nên thêm cá béo vào chế độ ăn của mình, đặc biệt là trong những ngày trời trở lạnh hay khi có dấu hiệu bị cảm. Nếu không thích ăn cá, bạn nên bổ sung DHA thông qua dầu cá.Rau xanh: Những loại rau lá màu xanh đậm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên có khả năng làm tăng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Chúng cũng giúp phục hồi cơ thể nhanh hơn khi bạn bị ốm. Một số loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, bông cải xanh sẽ thực sự là món ăn ngon và bổ dưỡng cho bạn trong những ngày bệnh cảm lạnh “ghé thăm”. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật". Nguồn: VTV24.
Ăn súp gà: Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi, các Amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Cháo hành tía tô nóng: Một tô cháo hành tía tô nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi có tác dụng giải cảm rất tốt, hơn nữa món ăn nhẹ này có giúp dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi cơ thể mệt mỏi. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho người bị cảm cúm.
Ăn củ cải: Củ cải có tác dụng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa trị cảm cúm. Vì vậy, khi bị cúm, bạn có thể ép nước củ cải, sau đó cho thêm một chút nước gừng, thêm đường hoặc mật ong, có thể uống 2-3 lần/ngày và trong thời gian 2 ngày.
Uống nước mật ong: Mật ong có chứa nhiều hợp chất có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày nếu uống hai lần vào sáng và tối cơ thể chúng ta sẽ kháng lại được những virus cảm cúm và những bệnh liên quan đến virus.
Sữa chua: Với nguồn protein phong phú, sữa chua đóng vai trò quan trọng trong việc phòng vệ của cơ thể. Ăn sữa chua khi đang bị cảm lạnh sẽ giúp bạn bổ sung probiotics để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời sữa chua cũng giúp tăng cường miễn dịch và giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các loại hạt dù còn tươi hay đã qua sơ chế, chế biến cũng đều giàu protein và chất béo tốt. Những loại chất béo có trong các loại hạt sẽ giúp da và màng nhầy khỏe mạnh, tránh được sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó, một số loại hạt còn chứa selen, vitamin D, kẽm và đồng, tất cả các chất này đều có vai trò duy trì và tăng cường hệ miễn dịch.
Khoai lang rất giàu vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Dưỡng chất này sẽ giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng bằng cách giữ cho da và mô trong cơ thể luôn được khỏe mạnh. Trung bình, ăn một củ khoai lang là bạn đã cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết trong ngày cho cơ thể.
Nước: Khi cơ thể bị mất nước, tất cả các cơ quan sẽ đều phải chịu ảnh hưởng, đặc biệt là hệ miễn dịch. Vì lý do này, nước và các loại đồ uống không chứa calo sẽ rất cần thiết để giúp bạn chiến đấu lại với bệnh tật. Nếu bạn không thích uống nước lọc vì cảm thấy đắng miệng và nhạt nhẽo thì hãy dùng các thức uống không đường hay nước ép cam. Ngoài nước ép hoa quả, bạn vẫn nên uống khoảng 2 – 3 ly nước lọc mỗi ngày.
Gừng: Trong các tác dụng chữa bệnh của gừng thì giải cảm, giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh là công dụng được nhiều người biết và áp dụng nhất. Vì có tính ấm nên bạn có thể ngậm 1 lát gừng mỏng trong miệng, uống một tách trà gừng hay nấu canh cải gừng với cá cũng đều có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết và làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.
Trứng: Nhiều người cho rằng khi bị cảm thì không nên ăn trứng, nhưng thực tế phần lớn các chuyên gia đều đồng tình rằng trứng là loại thực phẩm rất tốt cho hệ miễn dịch. Trứng rất giàu dưỡng chất cần thiết, như protein, kẽm, selen và nhiều loại vitamin quan trọng khác. Khi ăn trứng, bạn nên ăn cả lòng đỏ bởi lòng đỏ có chứa hàm lượng protein cao.
Cá béo: Ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ hay cá trích sẽ làm tăng hoạt động của tế bào bạch cầu. Đây là một phần quan trọng của hệ miễn dịch trong cơ thể. Do đó, bạn nên thêm cá béo vào chế độ ăn của mình, đặc biệt là trong những ngày trời trở lạnh hay khi có dấu hiệu bị cảm. Nếu không thích ăn cá, bạn nên bổ sung DHA thông qua dầu cá.
Rau xanh: Những loại rau lá màu xanh đậm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên có khả năng làm tăng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Chúng cũng giúp phục hồi cơ thể nhanh hơn khi bạn bị ốm. Một số loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, bông cải xanh sẽ thực sự là món ăn ngon và bổ dưỡng cho bạn trong những ngày bệnh cảm lạnh “ghé thăm”. Ảnh: Internet.