1. Nước bọt có thể sát khuẩn
|
Nước bọt giúp cho miệng không bị hôi. Ảnh minh họa. |
Trong nước bọt có chứa các thành phần diệt khuẩn như kháng thể IgA, lactoperoxidase, lactoferrin. Chính những thành phần này tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, góp phần chống sâu răng và viêm nướu.
Nhiều người nghĩ rằng, với công dụng diệt khuẩn như thế có thể bôi nước bọt vào vết trầy xước để vết thương mau lành. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của nước bọt trong làm lành vết thương.
2. Nước bọt giúp bảo vệ men răng
|
Nước bọt giúp bảo vệ men răng. Ảnh minh họa.
|
Sau khi ăn uống, các cặn thức ăn trên răng sẽ là môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn. Các vi khuẩn sẽ lên men các chất đường và tạo ra môi trường acid làm phá hủy men răng.
Trong nước bọt, có thành phần ion bicarbonate có tính chất kiềm. Chính chất kiềm này sẽ trung hòa acid của vi khuẩn, qua đó bảo vệ men răng.
3. Nước bọt giúp bảo vệ thực quản
Một thành phần quan trọng trong nước bọt là chất nhờn. Đó là chất mucopolysaccharide và glycoprotein. Các chất nhờn này sẽ làm trơn khối thức ăn và trở nên dễ nuốt.
Trong quá trình nuốt, nếu không có chất nhờn thì thức ăn sẽ làm xước niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
4. Nước bọt có thể tiêu hóa thức ăn
Khi chúng ta nhai kĩ cơm trắng hoặc bánh mì thì sẽ thấy có vị ngọt. Điều này xảy ra do thành phần men tiêu hóa amylase có trong nước bọt đã biến tinh bột thành các loại đường.
Vì thế, khi ăn, nên nhai kĩ thức ăn để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.