Khoai tây bị héo chứa chất độc solanine
Nhiều người có thói quen mua với số lượng lớn khoai tây để sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm. Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn. Solanine (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.
Khoai tây mọc mầm gây tử vong
Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine ma con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu. Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong).
Không bảo quản trong tủ lạnh
Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Lúc này, hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu.
Khoai tây để trong tủ lạnh thường bị nhũn và héo đi. Cách bảo quản tốt nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời.
Không ăn củ có vỏ màu xanh
Khi chọn khoai tây nên chọn loại có màu nâu sẫm và nên tránh những củ khoai tây có màu xanh.
Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Tuy nó gây hại cho sức khỏe nhưng đây là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.
Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Đây chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh, kể cả lúc bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu thấy củ khoai tây có những dấu hiệu trên thì bạn nên loại bỏ.
Không ăn khi mọc mầm
Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine này trong củ khoai tây rất ít, trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc. Nhưng khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải.
Vì vậy, khi khoai tây mọc mầm, bạn nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại. Tốt nhất bạn nên loại bỏ củ khoai tây này.