Theo kết quả khảo sát đăng trên tờ ABC News của Mỹ, có tới 50% phụ nữ nước này không ngồi trực tiếp lên bồn cầu nơi công cộng do lo ngại bị lây bệnh từ đây. Tuy nhiên điều này chưa hẳn đúng khi chỉ có một số loại vi khuẩn có thể sinh sống được trên bề mặt bồn cầu.Bệnh tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa là những căn bệnh dễ mắc từ bồn cầu. Nguyên nhân mắc bệnh có thể do vi khuẩn E.coli, loại vi khuẩn có thể sống sót được ở những bề mặt không xốp như bồn cầu.Một số loại virus tiêu hóa như norovirus gây suy dạ dày, có thể lây truyền từ người sang người, cũng được tìm thấy ở bồn cầu.Vi khuẩn Shigella gây ra bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy nặng, đau bụng và đau dạ dày, kiết lỵ. Bạn có thể vô tình bị nhiễm vi khuẩn này khi phân người bệnh làm ô nhiễm bồn cầu.Đề phòng tránh, bạn nên tẩy rửa bồn cầu bằng thuốc tẩy hoặc dùng chất khử trùng, hoặc chất kháng khuẩn trước khi ngồi.Theo tác giả Shoemaker, một cây bút chuyên viết cho các tạp chí trong mảng vệ sinh và xây dựng, 39% bồn cầu có chứa vi khuẩn Streptococcus.Loại vi khuẩn sống ở bồn cầu này gây ra bệnh chốc lở da, sưng viêm hoại tử.Tụ cầu khuẩn Staphylococcus có thể sống sót rất lâu ở những bề mặt không xốp. Trong đó, tụ cầu Methicillin-resistant Staphylococcus aureus có thể sống tới 2 tháng ở bồn cầu, trong khi nó chỉ mất tới 3 giây để "nhảy" từ bồn cầu sang da bạn.Tụ cầu này gây ra bệnh bóng nước và nhiễm trùng da.Virus gây bệnh cúm cũng nằm trong danh sách những căn bệnh có thể mắc từ bồn cầu.
Theo kết quả khảo sát đăng trên tờ ABC News của Mỹ, có tới 50% phụ nữ nước này không ngồi trực tiếp lên bồn cầu nơi công cộng do lo ngại bị lây bệnh từ đây. Tuy nhiên điều này chưa hẳn đúng khi chỉ có một số loại vi khuẩn có thể sinh sống được trên bề mặt bồn cầu.
Bệnh tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa là những căn bệnh dễ mắc từ bồn cầu. Nguyên nhân mắc bệnh có thể do vi khuẩn E.coli, loại vi khuẩn có thể sống sót được ở những bề mặt không xốp như bồn cầu.
Một số loại virus tiêu hóa như norovirus gây suy dạ dày, có thể lây truyền từ người sang người, cũng được tìm thấy ở bồn cầu.
Vi khuẩn Shigella gây ra bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy nặng, đau bụng và đau dạ dày, kiết lỵ. Bạn có thể vô tình bị nhiễm vi khuẩn này khi phân người bệnh làm ô nhiễm bồn cầu.
Đề phòng tránh, bạn nên tẩy rửa bồn cầu bằng thuốc tẩy hoặc dùng chất khử trùng, hoặc chất kháng khuẩn trước khi ngồi.
Theo tác giả Shoemaker, một cây bút chuyên viết cho các tạp chí trong mảng vệ sinh và xây dựng, 39% bồn cầu có chứa vi khuẩn Streptococcus.
Loại vi khuẩn sống ở bồn cầu này gây ra bệnh chốc lở da, sưng viêm hoại tử.
Tụ cầu khuẩn Staphylococcus có thể sống sót rất lâu ở những bề mặt không xốp. Trong đó, tụ cầu Methicillin-resistant Staphylococcus aureus có thể sống tới 2 tháng ở bồn cầu, trong khi nó chỉ mất tới 3 giây để "nhảy" từ bồn cầu sang da bạn.
Tụ cầu này gây ra bệnh bóng nước và nhiễm trùng da.
Virus gây bệnh cúm cũng nằm trong danh sách những căn bệnh có thể mắc từ bồn cầu.