Một nghiên cứu mới cho thấy nhóm máu có thể có mối liên kết với nguy cơ mắc COVID-19 và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã so sánh 1.900 người đang điều trị COVID-19 nặng và suy hô hấp tại 7 trung tâm y tế ở Italia và Tây Ban Nha với 1.200 người hiến máu khỏe mạnh từ cùng các nhóm dân số.
Kết quả chỉ ra rằng những người có nhóm máu A có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn 45% so với những người có nhóm máu khác.
Tương tự như vậy, các nhà nghiên cứu đã xác định được “tác dụng bảo vệ” ở những người có nhóm máu O với chỉ 2/3 khả năng bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng nghiên cứu này không thể gọi tên chính xác một gen gây bệnh dựa trên bằng chứng được trình bày. Các nhà khoa học trích dẫn các hạn chế về thời gian và các biến gây nhiễu không được kiểm soát, chẳng hạn như các điều kiện về tim mạch và trao đổi chất tiềm ẩn, là lý do cho sự thiếu chính xác tiềm ẩn.
Trong khi đó, Roy Silverstein, một nhà huyết học học tại Đại học Y Wisconsin, nói với MarketWatch rằng cụm DNA nói trên có thể được tìm thấy ở các bộ phận khác. Tuy nhiên, các nhóm máu có thể không hoàn toàn dự đoán nguy cơ cá nhân mắc bệnh.
Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu sâu hơn vẫn phải được tiến hành và nhắc nhở người dân vẫn cần chú ý đến việc phòng ngừa Covid-19 bằng cách tuân theo các hướng dẫn được chấp nhận liên quan đến giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay, tự cách ly và xét nghiệm xác định các triệu chứng có thể liên quan đến COVID-19.
Tương tự, các nhà khoa học Trung Quốc từng kết luận rằng những người nhóm máu A có thể có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn so với những người nhóm máu O.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu của 2.173 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 206 trường hợp tử vong, tại Vũ Hán - nơi dịch bệnh bùng phát.
Ngoài ra, họ cũng thu thập dữ liệu y tế của 3.694 bệnh nhân người Vũ Hán khác nhưng không nhiễm virus corona để so sánh.
Theo kết quả nghiên cứu, trong số 206 bệnh nhân COVID-19 tử vong ở trên, có 85 người nhóm máu A (63%), 52 người thuộc máu O (25%), còn lại là các nhóm máu khác. Những người ở các độ tuổi và giới tính khác nhau.
|
Các nhà khoa học Trung Quốc từng kết luận rằng những người nhóm máu A có thể có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn so với những người nhóm máu O. Ảnh minh họa: Internet. |
Họ cũng phát hiện ra rằng, trong quá trình bị nhiễm bệnh, những bệnh nhân nhóm máu A xuất hiện tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn và có xu hướng phát triển các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn, trong khi những bệnh nhân nhóm máu O lại có khả năng kháng virus tốt hơn các nhóm máu khác.
Giáo sư Vương Hành Hoàn của Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định rằng kết quả giúp đưa ra lời khuyên cho những người nhóm máu A nên tăng cường biện pháp bảo vệ nhằm giảm nguy cơ bị lây nhiễm.
Dù vậy, công trình nghiên cứu này còn cần phải mở rộng thêm nhiều đối tượng nữa để nâng cao tính chính xác thì mới có thể được áp dụng vào công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Một hạn chế khác của nghiên cứu là nó không đưa ra lời giải thích rõ ràng về hiện tượng này, chẳng hạn như sự tương tác phân tử giữa virus SARS-CoV-2 và các loại hồng cầu khác nhau trong máu.
Trước đây, một số nghiên cứu cũng ghi nhận sự khác biệt của các nhóm máu trong các bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan B, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hay rối loạn tiêu hoá do virus Norwalk.
Do đó, theo giáo sư Vương Hành Hoàn: Bạn không cần phải hoảng sợ nếu mình thuộc nhóm máu A bởi nó không có nghĩa là bạn sẽ bị nhiễm bệnh. Đồng thời, không có nghĩa là bạn an toàn tuyệt đối nếu bạn thuộc nhóm máu O. Mọi người vẫn cần rửa tay thường xuyên và làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước đại dịch này.
Mời độc giả theo dõi video "Bảo hiểm xã hội sẽ trả tiền khám, xét nghiệm Covid-19". Nguồn: VTC14.
Trong đợt dịch SARS, những người có nhóm máu O cũng ít bị nhiễm bệnh hơn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khác đưa ra cảnh báo cần cẩn trọng. “Vẫn chưa phải là một dấu hiệu chắc chắn”, bác sĩ Eric Topol, người đứng đầu Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ), nói.
Vị bác sĩ này cũng cho hay, phần lớn các nghiên cứu gene khác có quy mô lớn hơn. Bởi vậy, cần phải chờ đợi khảo sát trên những nhóm bệnh nhân mới có kết luận tương tự không.
Tuổi tác và giới tính dường như cũng tăng nguy cơ mắc COVID-19 hơn khi số lượng bệnh nhân cao tuổi và nam giới chênh lệch hơn hẳn.