1. Đau bụng dưới, thắt lưng. Thói quen nhịn tiểu thực sự không tốt cho sức khỏe, không chỉ gây khó chịu, mất tập trung. (Ảnh minh họa)Nhịn tiểu có thể làm căng cơ thành bụng, eo và sàn chậu. Về lâu dài, cột sống thắt lưng bị cong quá mức hoặc viêm cân cơ có thể dẫn đến đau bụng dưới và đau thắt lưng không rõ nguyên nhân.2. Hẹp niệu đạo, tiểu khó. Thói quen nhịn tiểu kéo dài có thể khiến cơ thắt niệu đạo và cơ detrusor giãn nở không phối hợp. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến hẹp niệu đạo, tiểu khó dù rất buồn tiểu. Hẹp niệu đạo nếu không được điều trị sẽ diễn tiến đến tắc nghẽn hoàn toàn, sỏi đường tiết niệu, suy thận và gây vô sinh ở nam giới.3. Viêm tuyến tiền liệt. Nhịn tiểu làm tăng áp lực, chèn ép tuyến tiền liệt, khiến tuyến này sưng tấy, tắc nghẽn. Hậu quả là vi khuẩn có cơ hội thâm nhập vào tuyến tiền liệt, gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính.Khi bị viêm tuyến tiền liệt, nam giới sẽ có các triệu chứng như ớn lạnh, sốt, đau thắt lưng, đau tầng sinh môn, tinh hoàn và dương vật. Người bệnh cũng đối diện với những rắc rối như tiểu són, tiểu nhiều lần, đau khi đại tiểu tiện và xuất tinh.4. Sỏi đường tiết niệu. Nhịn tiểu khiến chất thải không được đẩy ra ngoài kịp thời, dẫn tới nước tiểu cô đặc, kết tinh làm tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu, tiểu ra máu. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau nhức, đau quặn, đau từ lưng xuống bụng dưới. Sỏi càng to càng dễ gây phù thận, niệu quản và tổn thương thận cấp.5. Tiểu không tự chủ. Nhịn tiểu khiến bàng quang đầy, tăng dung tích bàng quang, cơ thành bàng quang căng quá mức và rối loạn chức năng thần kinh. Hậu quả là bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp hoặc rò rỉ nước tiểu. Tình trạng tiểu không tự chủ rõ rệt nhất khi bạn leo cầu thang, cười hay ho mạnh.6. Viêm đường tiết niệu. Nhịn tiểu khiến nước tiểu đọng lại tại bàng quang, vi khuẩn có cơ hội phát triển, tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Trường hợp nặng, thói quen nhịn tiểu có thể gây bể thận cấp, áp xe thận, nhiễm trùng huyết...7. Tăng huyết áp. Nhịn tiểu dễ khiến bàng quang sưng lên, kích thích dây thần kinh giao cảm, co thắt mạch máu và tăng huyết áp. Đáng lưu ý, huyết áp tăng đột ngột là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não, đột quỵ.8. Suy thận mãn. Thói quen nhịn tiểu có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, suy thận và nhiễm độc niệu.Nghiên cứu chỉ ra, nhịn tiểu quá lâu sẽ làm giảm lưu lượng máu ở thận. Từ đó, làm hỏng chức năng của cầu thận. Điều này lý giải vì sao người có thói quen nhịn tiểu chức năng thận kém. Thậm chí, thận sẽ teo lại, khiến bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo suốt đời.9. Túi thừa bàng quang. Túi thừa bàng quang là tình trạng túi hình thành dọc theo chiều dài của niệu đạo. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng thường xuyên và tiểu không tự chủ. Nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại ở túi thừa.10. Vỡ bàng quang. Nhịn tiểu quá lâu hay hoạt động mạnh khi nhịn tiểu có thể dẫn đến vỡ bàng quang. Đây là biến chứng nặng, có thể gây nhiễm trùng ổ bụng và sốc mất máu. Nghiên cứu chỉ ra, vỡ bàng quang là biến chứng nghiêm trọng nhất khi nhịn tiểu, cần điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn tới tử vong. Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Suckhoe&doisong)
1. Đau bụng dưới, thắt lưng. Thói quen nhịn tiểu thực sự không tốt cho sức khỏe, không chỉ gây khó chịu, mất tập trung. (Ảnh minh họa)
Nhịn tiểu có thể làm căng cơ thành bụng, eo và sàn chậu. Về lâu dài, cột sống thắt lưng bị cong quá mức hoặc viêm cân cơ có thể dẫn đến đau bụng dưới và đau thắt lưng không rõ nguyên nhân.
2. Hẹp niệu đạo, tiểu khó. Thói quen nhịn tiểu kéo dài có thể khiến cơ thắt niệu đạo và cơ detrusor giãn nở không phối hợp. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến hẹp niệu đạo, tiểu khó dù rất buồn tiểu. Hẹp niệu đạo nếu không được điều trị sẽ diễn tiến đến tắc nghẽn hoàn toàn, sỏi đường tiết niệu, suy thận và gây vô sinh ở nam giới.
3. Viêm tuyến tiền liệt. Nhịn tiểu làm tăng áp lực, chèn ép tuyến tiền liệt, khiến tuyến này sưng tấy, tắc nghẽn. Hậu quả là vi khuẩn có cơ hội thâm nhập vào tuyến tiền liệt, gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Khi bị viêm tuyến tiền liệt, nam giới sẽ có các triệu chứng như ớn lạnh, sốt, đau thắt lưng, đau tầng sinh môn, tinh hoàn và dương vật. Người bệnh cũng đối diện với những rắc rối như tiểu són, tiểu nhiều lần, đau khi đại tiểu tiện và xuất tinh.
4. Sỏi đường tiết niệu. Nhịn tiểu khiến chất thải không được đẩy ra ngoài kịp thời, dẫn tới nước tiểu cô đặc, kết tinh làm tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu, tiểu ra máu. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau nhức, đau quặn, đau từ lưng xuống bụng dưới. Sỏi càng to càng dễ gây phù thận, niệu quản và tổn thương thận cấp.
5. Tiểu không tự chủ. Nhịn tiểu khiến bàng quang đầy, tăng dung tích bàng quang, cơ thành bàng quang căng quá mức và rối loạn chức năng thần kinh. Hậu quả là bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp hoặc rò rỉ nước tiểu. Tình trạng tiểu không tự chủ rõ rệt nhất khi bạn leo cầu thang, cười hay ho mạnh.
6. Viêm đường tiết niệu. Nhịn tiểu khiến nước tiểu đọng lại tại bàng quang, vi khuẩn có cơ hội phát triển, tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Trường hợp nặng, thói quen nhịn tiểu có thể gây bể thận cấp, áp xe thận, nhiễm trùng huyết...
7. Tăng huyết áp. Nhịn tiểu dễ khiến bàng quang sưng lên, kích thích dây thần kinh giao cảm, co thắt mạch máu và tăng huyết áp. Đáng lưu ý, huyết áp tăng đột ngột là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não, đột quỵ.
8. Suy thận mãn. Thói quen nhịn tiểu có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, suy thận và nhiễm độc niệu.
Nghiên cứu chỉ ra, nhịn tiểu quá lâu sẽ làm giảm lưu lượng máu ở thận. Từ đó, làm hỏng chức năng của cầu thận. Điều này lý giải vì sao người có thói quen nhịn tiểu chức năng thận kém. Thậm chí, thận sẽ teo lại, khiến bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo suốt đời.
9. Túi thừa bàng quang. Túi thừa bàng quang là tình trạng túi hình thành dọc theo chiều dài của niệu đạo. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng thường xuyên và tiểu không tự chủ. Nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại ở túi thừa.
10. Vỡ bàng quang. Nhịn tiểu quá lâu hay hoạt động mạnh khi nhịn tiểu có thể dẫn đến vỡ bàng quang. Đây là biến chứng nặng, có thể gây nhiễm trùng ổ bụng và sốc mất máu. Nghiên cứu chỉ ra, vỡ bàng quang là biến chứng nghiêm trọng nhất khi nhịn tiểu, cần điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn tới tử vong.
Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Suckhoe&doisong)