Viêm họng nếu do liên cầu khuẩn có thể dẫn tới biến chứng viêm cầu thận cấp và suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Các mẹ nên theo dõi dấu hiệu viêm cầu thận sớm sau để có thể phòng bệnh cho trẻ.
Tại sao viêm họng có thể gây viêm cầu thận?
Viêm họng xảy ra với trẻ 3 tuổi trở lên là bệnh do viêm cầu khuẩn nhóm A gây ra. Khi cơ thể xuất hiện vi khuẩn liên cầu gây viêm họng thì nó sẽ tự sản sinh ra một loại kháng thể tiêu diệt con liên cầu. Tuy nhiên, kháng thể ấy lại đánh nhầm vào thận bởi thận có cấu trúc kháng nguyên giống con liên cầu.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm cầu thận sau viêm họng
Phù. Là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của bệnh viêm cầu thận. Người bệnh có cảm giác nặng mặt, nề hai mí mắt, phù hai chân. Phù trước xương chày chạy quanh mắt cá, phù mềm, ấn lõm rõ.
Nước tiểu đỏ. Khi đi tiểu, nước tiểu tiết ra ít, có màu đỏ. Tiểu ra máu toàn bãi, nước tiểu có màu đỏ, không đông, mỗi ngày đi tiểu ra máu khoảng 1-2 lần, không thường xuyên, xuất hiện trong tuần đầu, nhưng có thể xuất hiện trở lại trong 2-3 tuần sau. Số lần tiểu ra máu thưa dần, 3-4 ngày bị một lần rồi hết hẳn.
Cao huyết áp. Tăng huyết áp là triệu chứng lâm sàng thường gặp. Tăng huyết áp dao dộng ở trẻ em 140/90 mmHg, ở người lớn 160/90 mmHg. Một số trường hợp tăng huyết áp rất nhanh và kéo dài trong nhiều ngày với huyết áp khoảng 180/100 mmHg. Trẻ bị viêm cầu thận sau viêm họng có thể bị đau đầu dữ dội, choáng váng, co giật, hôn mê do phù não.
Cách phòng ngừa
Trước tiên để tránh mắc bệnh viêm cầu thận cấp, cần chữa dứt điểm bệnh viêm họng cũng như các nhiễm trùng trên da. Khi có biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da hay các biểu hiện của viêm cầu thận nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám, đặc biệt cần nghỉ ngơi, cách ly theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ đã bị viêm cầu thận cần hạn chế cho trẻ ăn mặn, giảm đạm, kali và nghỉ ngơi tuyệt đối.