Tránh đường dốc. Khi đi xe đạp, bà bầu chỉ nên đi trên đoạn đường bằng phẳng, tránh những đoạn phải leo dốc, xuống dốc hay quá gồ ghề. Mẹ bầu nên nhớ xe phải đảm bảo được trang bị bị đầy đủ như phanh, đèn,...Hạn chế đi xe đạp trong 3 tháng đầu. 3 tháng đầu là lúc nhau thai đang hình thành. Chính vì vậy, bà bầu đi xe đạp sẽ mệt hơn bình thường và cần tránh các công việc nặng nhọc. Đi xe đạp trong thời kỳ này rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.Điều chỉnh tay lái. Trong tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu cần điều chỉnh tay lái xe đạp cao hơn bình thường để ngồi ở vị trí thằng đứng, phù hợp với cái bụng đang dần lớn lên.Bụng mỗi ngày một lớn sẽ khiến cho khả năng thăng bằng của bà bầu kém hơn. Do đó, mẹ bầu có thể lắc lư trong khi đi xe đạp. Trong trường hợp này, xuống và dắt xe là giải pháp an toàn nhất cho bà bầu.Chọn loại yên có đệm. Bà bầu nên sử dụng loại yên xe có đệm êm. Loại yên này sẽ giúp bà bầu không bị đau và ngồi thoải mái hơn khi đi xe đạp.Đau lưng là tác dụng phụ thường thấy của bà bầu. Vì vậy, nếu có thể, bà bầu nên sử dụng loại xe đạp thẳng đứng, theo phong cách của Hà Lan (như loại Pashleys). Kiểu dáng của xe này có vị trí ngồi tốt hơn, giúp bà bầu tránh được các cơn đau nhức.Hỏi ý kiến của bác sĩ. Khi có bất kỳ tắc mắc nào về sức khỏe bà bầu cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ là người đưa ra lời khuyên cho bạn có được sử dụng xe đạp hay phải tạm dừng trong 9 tháng.
Tránh đường dốc. Khi đi xe đạp, bà bầu chỉ nên đi trên đoạn đường bằng phẳng, tránh những đoạn phải leo dốc, xuống dốc hay quá gồ ghề. Mẹ bầu nên nhớ xe phải đảm bảo được trang bị bị đầy đủ như phanh, đèn,...
Hạn chế đi xe đạp trong 3 tháng đầu. 3 tháng đầu là lúc nhau thai đang hình thành. Chính vì vậy, bà bầu đi xe đạp sẽ mệt hơn bình thường và cần tránh các công việc nặng nhọc. Đi xe đạp trong thời kỳ này rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Điều chỉnh tay lái. Trong tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu cần điều chỉnh tay lái xe đạp cao hơn bình thường để ngồi ở vị trí thằng đứng, phù hợp với cái bụng đang dần lớn lên.
Bụng mỗi ngày một lớn sẽ khiến cho khả năng thăng bằng của bà bầu kém hơn. Do đó, mẹ bầu có thể lắc lư trong khi đi xe đạp. Trong trường hợp này, xuống và dắt xe là giải pháp an toàn nhất cho bà bầu.
Chọn loại yên có đệm. Bà bầu nên sử dụng loại yên xe có đệm êm. Loại yên này sẽ giúp bà bầu không bị đau và ngồi thoải mái hơn khi đi xe đạp.
Đau lưng là tác dụng phụ thường thấy của bà bầu. Vì vậy, nếu có thể, bà bầu nên sử dụng loại xe đạp thẳng đứng, theo phong cách của Hà Lan (như loại Pashleys). Kiểu dáng của xe này có vị trí ngồi tốt hơn, giúp bà bầu tránh được các cơn đau nhức.
Hỏi ý kiến của bác sĩ. Khi có bất kỳ tắc mắc nào về sức khỏe bà bầu cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ là người đưa ra lời khuyên cho bạn có được sử dụng xe đạp hay phải tạm dừng trong 9 tháng.