Do có độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng nên bánh chưng là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển. Vì vậy, bánh chưng để lâu gặp trời nồm dễ bị mốc. Mốc làm thay đổi màu sắc, mùi vị của bánh, làm giảm hoặc mất hết giá trị dinh dưỡng của bánh.Dưới tác dụng của men amilaza của một số nấm mốc, tinh bột chuyển thành đường glucoza. Một số men khác lại chuyển tiếp glucoza thành rượu éthylic làm bánh bị vữa tại nơi nấm phát triển và có vị cay, hăng mùi rượu. Một số chủng nấm mốc khác có những men có khả năng lên men glucoza, mantoza, tạo thành axit gluconic, axit fumaric... làm bánh bị chua.Với bánh chưng mốc, nhiều người có thói quen tiếc của nên gọt bỏ phần mốc, rán lên, bánh vẫn giữ được mùi thơm và ngon đặc trưng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm(Bộ Y tế), tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.Trong chương trình Khỏe 24/7 (VTV2), Bác sĩ Lê Thị Hải, Chuyên gia Dinh dưỡng, Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết do chiên, rán bánh chưng vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa cho người sử dụng, nguy hiểm hơn là ung thư.Đáng sợ hơn cả là có một số loại nấm mốc tiết ra độc tố gây độc cho người ăn, trong đó phải kể đến những nấm thuộc họ Aspergillus và họ Penicillium.Như vậy, từ một thức ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng, bánh chưng đã trở thành có hại cho sức khoẻ, ăn vào không những bị đau bụng tiêu chảy, mà còn có thể bị nhiễm độc nguy hiểm.Để bảo quản bánh chưng được lâu, không bị mốc, sau khi nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch. Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Treo bánh nơi mát và thoáng gió. Cần để nguyên lá gói vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilông bao kín lại. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại.
Do có độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng nên bánh chưng là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển. Vì vậy, bánh chưng để lâu gặp trời nồm dễ bị mốc. Mốc làm thay đổi màu sắc, mùi vị của bánh, làm giảm hoặc mất hết giá trị dinh dưỡng của bánh.
Dưới tác dụng của men amilaza của một số nấm mốc, tinh bột chuyển thành đường glucoza. Một số men khác lại chuyển tiếp glucoza thành rượu éthylic làm bánh bị vữa tại nơi nấm phát triển và có vị cay, hăng mùi rượu. Một số chủng nấm mốc khác có những men có khả năng lên men glucoza, mantoza, tạo thành axit gluconic, axit fumaric... làm bánh bị chua.
Với bánh chưng mốc, nhiều người có thói quen tiếc của nên gọt bỏ phần mốc, rán lên, bánh vẫn giữ được mùi thơm và ngon đặc trưng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm(Bộ Y tế), tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.
Trong chương trình Khỏe 24/7 (VTV2), Bác sĩ Lê Thị Hải, Chuyên gia Dinh dưỡng, Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết do chiên, rán bánh chưng vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa cho người sử dụng, nguy hiểm hơn là ung thư.
Đáng sợ hơn cả là có một số loại nấm mốc tiết ra độc tố gây độc cho người ăn, trong đó phải kể đến những nấm thuộc họ Aspergillus và họ Penicillium.
Như vậy, từ một thức ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng, bánh chưng đã trở thành có hại cho sức khoẻ, ăn vào không những bị đau bụng tiêu chảy, mà còn có thể bị nhiễm độc nguy hiểm.
Để bảo quản bánh chưng được lâu, không bị mốc, sau khi nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch. Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Treo bánh nơi mát và thoáng gió. Cần để nguyên lá gói vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilông bao kín lại. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại.