Trung Y quan niệm, đào có vị ngọt chua, đi vào kinh mạch gan và ruột già, có tác dụng dưỡng âm, thúc đẩy thể chất, làm ẩm ruột, giảm hen suyễn. (Ảnh: Aboluowang)Trong khi đó, y học hiện đại chỉ ra đào chứa lượng dinh dưỡng dồi dào. Một quả đào có chứa vitamin A, beta- carotene, vitamin eusonin C (axit ascorbic), vitamin E (alpha-tocopherol), vitamin K (axit folic quinone), vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B3 (niacin), vitamin B-6, axit folic và axit pantothenic. Ảnh: Boldsky.Ngoài ra, quả đào còn được ví là “quả trường thọ”, “trái cây đáng ăn nhất thế giới” nhờ vẻ ngoài bắt mắt, thịt ngọt, mọng nước, mùi thơm quyến rũ. Khi đi vào cơ thể, đào mang lại những giá trị sức khỏe tuyệt vời, cụ thể: (Ảnh: Aboluowang)Đẹp da. Đào là một trong những loại quả thích hợp để dưỡng nhan. Nguyên nhân bởi chúng chứa lượng lớn nước, có tác dụng cấp ẩm, làm căng da. Đặc biệt, đào rất giàu vitamin C, mang lại hiệu quả chăm sóc da rõ rệt. Được biết, vitamin C là chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nếp nhăn trên da, giảm tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và môi trường bên ngoài. Ăn đào hợp lý chắc chắn có thể trì hoãn quá trình lão hóa da ở mức độ nhất định. (Ảnh: Aboluowang)Thúc đẩy tiêu hóa, giảm cân. Đào rất giàu pectin và xenluloza. Khi đi vào cơ thể, các chất này làm tăng cảm giác no, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ vậy, lượng chất béo giảm rõ rệt. (Ảnh: Aboluowang)Đào còn chứa các axit trái cây tự nhiên, có thể thúc đẩy quá trình phân hủy và chuyển hóa thức ăn, giảm tích tụ độc tố. Nhờ vậy, ăn đào không chỉ thúc đẩy tiêu hóa mà còn có thể giảm cân. (Ảnh: Aboluowang)Nhuận tràng. Đào chứa nhiều chất xơ và pectin, có tác dụng kích thích nhu động đường tiêu hóa, hút nước trong ruột, hấp thu các chất độc hại khác để đào thải ra ngoài. Nhờ vậy, đào góp phần ngăn chặn các chất độc hại tích tụ, chống táo bón hiệu quả. (Ảnh: Aboluowang)Tăng cường thể lực. Ngoài các loại vitamin, đào còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, kali, magiê, sắt, mangan, phốt pho, kẽm và đồng. Ăn lượng đào thích hợp sẽ mang lại vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe, tăng cường thể chất. Đặc biệt, đào có chứa đường và calo nên mang lại hiệu quả giảm đói cực nhanh sau vận động mạnh. (Ảnh: Sức khỏe Đời sống)Chống ung thư. Đào chứa axit clohydric và benzaldehyde có tác dụng tiêu diệt nhất định tế bào ung thư. Ngoài ra, các chất chuyển hóa có trong hạt đào cũng có thể cải thiện tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu chỉ ra đào góp phần chống đông máu, cân bằng tiểu cầu và ức chế sự kết tụ của các tiểu cầu. (Ảnh minh họa)Đào có lợi cho sức khỏe song không thể ăn tùy tiện. Đặc biệt, 6 kiểu người này không nên ăn đào, bất chấp ăn nhiều có thể khiến cơ thể suy kiệt: (Ảnh minh họa) Bệnh nhân tiêu chảy. Đào bổ dưỡng song người tiêu chảy không nên ăn. Nguyên nhân bởi đào có tác dụng dưỡng ẩm đường ruột, lại chứa nhiều pectin. Ăn vào sẽ đẩy nhanh nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. (Ảnh: Aboluowang)Bệnh nhân tiểu đường. Đào chứa lượng đường tương đối cao, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều cùng lúc, ảnh hưởng lượng đường trong máu. (Ảnh: Aboluowang)Trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tương đối yếu, khó có thể tiêu hóa một số chất trong đào, dễ gây dị ứng. Trong khi đó, phụ nữ có thai ăn nhiều đào dễ đối diện tình trạng băng huyết, sảy thai. (Ảnh: Aboluowang)Người nóng trong. Y học cổ truyền Trung Quốc quan niệm đào là thực phẩm có tính ấm. Ăn nhiều đào sẽ khiến cơ thể sinh nhiều calo, dễ nổi nóng. Do vậy, người nóng trong nên cân nhắc khi ăn đào. (Ảnh: Aboluowang)Người có chức năng tiêu hóa kém. Đào rất giàu pectin, chất xơ và các thành phần khác. Ăn quá nhiều đào có thể làm tăng gánh nặng cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và các phản ứng có hại khác. (Ảnh: Aboluowang)Người dễ bị dị ứng. Đào là loại quả dễ gây dị ứng. Trường hợp nhẹ, cơ thể có biểu hiện nhẹ như mẩn đỏ, tróc da, ngứa miệng. Lúc này, bạn nên dừng ăn, rửa sạch mặt và tay. Trường hợp nặng, bạn nên đến viện để được can thiệp kịp thời. (Ảnh: Aboluowang) Mời độc giả xem thêm video: Thực trạng ngâm chín trái cây bằng hóa chất ở miền Tây. (Nguồn video: HGTV)
Trung Y quan niệm, đào có vị ngọt chua, đi vào kinh mạch gan và ruột già, có tác dụng dưỡng âm, thúc đẩy thể chất, làm ẩm ruột, giảm hen suyễn. (Ảnh: Aboluowang)
Trong khi đó, y học hiện đại chỉ ra đào chứa lượng dinh dưỡng dồi dào. Một quả đào có chứa vitamin A, beta- carotene, vitamin eusonin C (axit ascorbic), vitamin E (alpha-tocopherol), vitamin K (axit folic quinone), vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B3 (niacin), vitamin B-6, axit folic và axit pantothenic. Ảnh: Boldsky.
Ngoài ra, quả đào còn được ví là “quả trường thọ”, “trái cây đáng ăn nhất thế giới” nhờ vẻ ngoài bắt mắt, thịt ngọt, mọng nước, mùi thơm quyến rũ. Khi đi vào cơ thể, đào mang lại những giá trị sức khỏe tuyệt vời, cụ thể: (Ảnh: Aboluowang)
Đẹp da. Đào là một trong những loại quả thích hợp để dưỡng nhan. Nguyên nhân bởi chúng chứa lượng lớn nước, có tác dụng cấp ẩm, làm căng da. Đặc biệt, đào rất giàu vitamin C, mang lại hiệu quả chăm sóc da rõ rệt. Được biết, vitamin C là chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nếp nhăn trên da, giảm tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và môi trường bên ngoài. Ăn đào hợp lý chắc chắn có thể trì hoãn quá trình lão hóa da ở mức độ nhất định. (Ảnh: Aboluowang)
Thúc đẩy tiêu hóa, giảm cân. Đào rất giàu pectin và xenluloza. Khi đi vào cơ thể, các chất này làm tăng cảm giác no, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ vậy, lượng chất béo giảm rõ rệt. (Ảnh: Aboluowang)
Đào còn chứa các axit trái cây tự nhiên, có thể thúc đẩy quá trình phân hủy và chuyển hóa thức ăn, giảm tích tụ độc tố. Nhờ vậy, ăn đào không chỉ thúc đẩy tiêu hóa mà còn có thể giảm cân. (Ảnh: Aboluowang)
Nhuận tràng. Đào chứa nhiều chất xơ và pectin, có tác dụng kích thích nhu động đường tiêu hóa, hút nước trong ruột, hấp thu các chất độc hại khác để đào thải ra ngoài. Nhờ vậy, đào góp phần ngăn chặn các chất độc hại tích tụ, chống táo bón hiệu quả. (Ảnh: Aboluowang)
Tăng cường thể lực. Ngoài các loại vitamin, đào còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, kali, magiê, sắt, mangan, phốt pho, kẽm và đồng. Ăn lượng đào thích hợp sẽ mang lại vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe, tăng cường thể chất. Đặc biệt, đào có chứa đường và calo nên mang lại hiệu quả giảm đói cực nhanh sau vận động mạnh. (Ảnh: Sức khỏe Đời sống)
Chống ung thư. Đào chứa axit clohydric và benzaldehyde có tác dụng tiêu diệt nhất định tế bào ung thư. Ngoài ra, các chất chuyển hóa có trong hạt đào cũng có thể cải thiện tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu chỉ ra đào góp phần chống đông máu, cân bằng tiểu cầu và ức chế sự kết tụ của các tiểu cầu. (Ảnh minh họa)
Đào có lợi cho sức khỏe song không thể ăn tùy tiện. Đặc biệt, 6 kiểu người này không nên ăn đào, bất chấp ăn nhiều có thể khiến cơ thể suy kiệt: (Ảnh minh họa)
Bệnh nhân tiêu chảy. Đào bổ dưỡng song người tiêu chảy không nên ăn. Nguyên nhân bởi đào có tác dụng dưỡng ẩm đường ruột, lại chứa nhiều pectin. Ăn vào sẽ đẩy nhanh nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. (Ảnh: Aboluowang)
Bệnh nhân tiểu đường. Đào chứa lượng đường tương đối cao, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều cùng lúc, ảnh hưởng lượng đường trong máu. (Ảnh: Aboluowang)
Trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tương đối yếu, khó có thể tiêu hóa một số chất trong đào, dễ gây dị ứng. Trong khi đó, phụ nữ có thai ăn nhiều đào dễ đối diện tình trạng băng huyết, sảy thai. (Ảnh: Aboluowang)
Người nóng trong. Y học cổ truyền Trung Quốc quan niệm đào là thực phẩm có tính ấm. Ăn nhiều đào sẽ khiến cơ thể sinh nhiều calo, dễ nổi nóng. Do vậy, người nóng trong nên cân nhắc khi ăn đào. (Ảnh: Aboluowang)
Người có chức năng tiêu hóa kém. Đào rất giàu pectin, chất xơ và các thành phần khác. Ăn quá nhiều đào có thể làm tăng gánh nặng cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và các phản ứng có hại khác. (Ảnh: Aboluowang)
Người dễ bị dị ứng. Đào là loại quả dễ gây dị ứng. Trường hợp nhẹ, cơ thể có biểu hiện nhẹ như mẩn đỏ, tróc da, ngứa miệng. Lúc này, bạn nên dừng ăn, rửa sạch mặt và tay. Trường hợp nặng, bạn nên đến viện để được can thiệp kịp thời. (Ảnh: Aboluowang)
Mời độc giả xem thêm video: Thực trạng ngâm chín trái cây bằng hóa chất ở miền Tây. (Nguồn video: HGTV)