Cô Li, 35 tuổi, có vấn đề về kinh nguyệt không đều từ lâu. Mặc dù đã kết hôn nhiều năm nhưng vợ chồng cô Li mãi không có con. Mỗi lần cô ấy có thai đều không thể giữ lại được. Suốt nhiều năm, cô Li đã bị sảy và phá thai tổng cộng 10 lần.
Hai vợ chồng cô Li đã đi chạy chữa khắp nơi từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, cuối cùng cô đã lại có bầu lần thứ 11. Tuy nhiên, khi cái thai được 5 tháng tuổi, cô Li đi khám và bác sĩ thông báo đứa trẻ có dấu hiệu dị tật, không nên giữ lại. Cô Li nghe tin vô cùng đau khổ và thất vọng nhưng cũng đành phải bỏ thai.
Sau khi tìm hiểu kỹ và xem xét các báo cáo kiểm tra của cô Li, bác sĩ Zhang Qin, giám đốc khoa phụ khoa TCM của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Hàng Châu nhận thấy cô Li thường thức khuya, thận yếu và có tiền sử phá thai nhiều lần nên môi trường tử cung của cô rất kém.
Và sau khi biết chồng cô Li là một thợ làm tóc, bác sĩ đã thúc giục chồng cô tạm thời tránh nhuộm tóc, uốn tóc và sử dụng các hóa chất làm tóc. Sau một thời gian, cô Li cuối cùng đã thành công trong việc thụ thai lần nữa!
Đồng thời, để giúp cô Li bảo vệ thai nhi quý giá này trong bụng, bác sĩ đã đặc biệt sử dụng thuốc để kích thích chức năng miễn dịch của cơ thể. "Đó thực sự là một bước tiến lớn, hiện cô Li đang mang thai được 7 tháng, đứa trẻ rất tốt." bác sĩ Zhang Qin nói.
Thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng tới thai nhi thế nào?
|
Bà bầu nên tránh việc nhuộm tóc, đặc biệt trong 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa) |
Theo các bác sĩ, hiện chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh nhuộm tóc khi mang thai thực sự gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, các thai phụ vẫn nên cẩn trọng, đặc biệt là ba tháng đầu thai kỳ. Bởi đây là thời điểm mà phôi thai đang phân chia và hình thành trong bụng mẹ, trong khi đó thuốc nhuộm có thể chứa một số hóa chất độc hại như phenylenediamine, aminophenol…
Những chất này có thể thấm qua lỗ chân lông trên da đầu. Dù cơ thể có khả năng đề kháng với chất độc, nhưng mùi thuốc nhuộm mà thai phụ hít phải có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, thai phụ tốt nhất không nên nhuộm tóc hoặc tiếp xúc với các hóa chất uốn, nhuộm, hấp, ép tóc.
Những tác hại của việc lạm dụng thuốc nhuộm tóc
Không có loại thuốc nhuộm tóc nào hoàn toàn vô hại trên thế giới, ba mối nguy hiểm chính của thuốc nhuộm tóc gồm dị ứng, gây ung thư, tổn thương gan và thận .
Tại Mỹ, các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng các chất có trong thuốc nhuộm tóc như paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.
Các chất phụ gia như propylenglycol và isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Prophylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn isoprophyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu.
Theo Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư IARC ở Pháp thì việc những người sử dụng thuốc nhuộm có nguy cơ mắc các bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư máu và ung thư bàng quang) cao gấp đôi so với những người không sử dụng loại hóa chất này.
Mặc dù nhuộm tóc có thể gây nguy cơ tới sức khỏe nhưng nếu biết cách chăm sóc tốt, bạn vẫn có thể thoải mái làm đẹp mà vẫn an toàn.
Đầu tiên trước khi quyết định nhuộm tóc, bạn nên thử phản ứng của thuốc với cơ thể bằng cách chấm một giọt nhỏ thuốc vào bắp tay, để khô tự nhiên. Sau 1-2 tiếng, nếu không có dấu hiệu bất thường thì cơ thể bạn không bị dị ứng với thuốc. Nếu xuất hiện triệu chứng ngứa, tấy đỏ, nổi mụn thì cần rửa ngay vùng tay nhỏ thuốc và tuyệt đối không sử dụng loại thuốc nhuộm tóc đó.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn không nên lạm dụng việc nhuộm tóc để làm đẹp vì thuốc nhuộm tóc có nhiều tác hại cho tóc và sức khỏe. Chỉ nên nhuộm khi cần thiết. Và đặc biệt lưu ý nên chọn những biện pháp giải độc tố sau khi nhuộm để giúp bạn vừa có một mái tóc đẹp mà giảm được các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do thuốc nhuộm tóc mang lại.