Người Nhật có 1 mẹo ăn cơm giúp hạ đường huyết, tránh tăng cân

Google News

Nhiều người dân Nhật Bản thích ăn cơm đã để nguội vì cho rằng cơm nguội giúp tăng lượng tinh bột kháng.

Người Nhật ăn cơm nguội để chống bệnh tiểu đường, tránh tăng cân

Nhắc đến Nhật Bản, nhiều người sẽ nhớ ngay đến những quy tắc sống vô cùng khắt khe. Từ việc tắm gội, uống trà, cho đến ăn cơm... đất nước này đều có những nguyên tắc rất riêng.

Nhiều người dân Nhật Bản thích ăn cơm đã để nguội. Thứ nhất, họ sợ đồ ăn nóng làm hại khoang miệng. Thứ hai, họ cho rằng việc chờ cơm nguội bớt sẽ giúp tăng lượng tinh bột kháng trong cơm.

Nguoi Nhat co 1 meo an com giup ha duong huyet, tranh tang can

Nhiều người Nhật cho rằng khi cơm nguội hoặc được làm lạnh, cấu trúc của gạo sẽ thay đổi và hàm lượng tinh bột kháng sẽ tăng lên. Tinh bột kháng là một chất không dễ tiêu hóa, khi vào trong cơ thể sẽ làm chậm sự hấp thụ glucose trong cơ thể. Chính vì thế nó sẽ giảm nguy cơ bị tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn cơm, phòng ngừa bệnh tiểu đường, và thậm chí giúp tránh tăng cân.

Liệu có nên chờ cơm nguội rồi mới ăn?

Trả lời về việc liệu ăn cơm nguội có thể sinh ra tinh bột kháng, giúp hạn chế sự tăng đường huyết trong máu hay không?. PGS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay: "Chưa có nghiên cứu nào có đủ căn cứ để nói rằng việc chờ cơm nguội có thể chuyển hoá thành tinh bột kháng, do đó điều này là chưa thể khẳng định được. Tinh bột kháng là 1 dạng tinh bột rất tốt, đặc biệt là không gây tăng cân. Nó thường được tìm thấy ở các thực phẩm như chuối, đậu, gạo lứt".

Nguoi Nhat co 1 meo an com giup ha duong huyet, tranh tang can-Hinh-2

Vị chuyên gia cho hay, nếu muốn bạn vẫn có thể ăn cơm nguội vì nó không hề gây độc hại. Nhưng là cơm mới nấu để nguội bớt, chứ không phải cơm nguội để trong tủ lạnh nhiều ngày trời. 

Càng không nên cho rằng cơm nguội tốt hơn cơm nóng mà ăn quá nhiều, vì cơm nguội vẫn có khả năng tăng đường huyết và tăng cân như bình thường.

Nếu muốn giảm cân, tránh bệnh tiểu đường khi ăn cơm thì mọi người nên ăn cơm ở mức độ vừa phải, kết hợp cùng lối sống ưa vận động, chăm tập thể dục. Để giảm cân, chị em có thể không ăn cơm vào buổi tối, thay vào đó là các món ăn nhẹ nhàng hơn như salad, đồ luộc. Thời điểm tốt nhất để ăn là 6-7 giờ tối.

Đây mới là những thực phẩm tốt cho đường huyết

Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động và lựa chọn những thực phẩm phù hợp với cơ thể.

1. Cà rốt

Cà rốt chứa lượng caroten rất quý báu, cùng quercetin và kaempferol. Trong đó, caroten có thể làm tăng lưu lượng máu của động mạch vành, hạ lipid máu và hạ huyết áp. Vì vậy, ăn cà rốt thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường của chúng ta.

2. Dưa chuột

Chất béo trung tính trong dưa chuột có thể ức chế quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, là loại rau ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường do béo phì và bệnh nhân đái tháo đường do tăng lipid máu.

3. Mộc nhĩ

Mộc nhĩ là thực phẩm có chứa polysaccharid, vitamin, protein, caroten, kali, natri, canxi, sắt và rất nhiều khoáng chất quý báu. Trong đó polysaccharid của nấm có tác dụng hạ đường huyết. Các thí nghiệm cho thấy polysaccharid trong nấm có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường.

Nguoi Nhat co 1 meo an com giup ha duong huyet, tranh tang can-Hinh-3

4. Mướp đắng

Sở dĩ mướp đắng có thể hạ đường huyết là do trong hạt mướp đắng có chứa protein có chức năng tương tự như insulin, giúp thúc đẩy quá trình phân hủy đường, chuyển hóa đường dư thừa thành calo và cải thiện sự cân bằng chất béo của cơ thể.

5. Quả bưởi

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cùi của quả bưởi tươi có chứa chất insulin có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra quả bưởi cũng rất giàu vitamin C, có thể ức chế aldose reductase và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng vi mạch tiểu đường. 

Theo PNVN

>> xem thêm

Bình luận(0)