Người đàn ông nôn ra máu vì thói quen khi nắng nóng

Google News

Khi thời tiết nắng nóng, rất nhiều người thích uống đồ lạnh để giải nhiệt. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe.

Theo truyền thông Trung Quốc, camera giám sát của Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang đã ghi lại cảnh một người đàn ông mặc áo phông trắng cúi xuống và nôn ra máu khi đang đi bộ. Lượng máu dưới sàn nhà ước tính lên tới khoảng 1000ml. Thấy vậy, các nhân viên y tế làm nhiệm vụ đã lập tức đưa người đàn ông đến khu vực cấp cứu. May mắn, sau khi được truyền máu và điều trị, các dấu hiệu sinh tồn của người đàn ông dần trở lại ổn định và qua cơn nguy kịch.

Được biết, người đàn ông, 38 tuổi, vốn khỏe mạnh và nguyên nhân gây ra tình trạng nguy hiểm trên là thức uống lạnh. Bệnh nhân cho biết rằng do trời nóng, anh ta đã uống một hơi hết cốc đồ uống lạnh, sau đó thì bị nôn ra máu.

Ma Zhibin, Phó giám đốc kiêm giáo sư Khoa tiêu hóa tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, giải thích, khi một lượng lớn đồ uống lạnh nhanh chóng đi vào đường tiêu hóa sẽ gây co thắt mạnh ở niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến rách bao tim và chảy máu đường tiêu hóa, còn gây rách niêm mạc ở chỗ nối giữa thực quản và dạ dày, tình trạng lúc này càng nguy hiểm hơn. Bác sĩ chỉ ra rằng bệnh nhân ở giai đoạn đầu bị sốc khi nôn ra máu, trong tình trạng mơ hồ.

Thực tế, không hiếm trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết ồ ạt do rách bao tim, nếu xảy ra có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ nhắc nhở rằng đồ ăn, thức uống đông lạnh sẽ kích thích đường tiêu hóa, do đó cần giảm lượng thức ăn, đồ uống lạnh khi tiêu thụ và tốc độ ăn tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người.

Nguoi dan ong non ra mau vi thoi quen khi nang nong

Uống nước lạnh trong ngày hè không làm bớt khát, mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe. Ảnh minh họa.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu thời tiết quá nóng mà uống đồ lạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác sĩ phẫu thuật Xie Deyan (Đài Loan, Trung Quốc) từng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ SkyPost rằng uống nhiều nước đá trong một hơi có thể gây nôn hoặc ọe dữ dội, tăng áp lực ổ bụng và làm rách niêm mạc cơ tim. Tình trạng này được gọi là hội chứng Mallory Weiss, gây ra đau tức ngực, nôn mửa, có thể nôn ra máu, chảy máu dạ dày và đi ngoài ra phân đen.

Ngoài ra, bác sĩ tim mạch Liang Yongxiong (Đài Loan, Trung Quốc) cũng nhắc nhở việc đột ngột uống nhiều nước đá trong một hơi sẽ khiến cơ thể không kịp phản ứng với nhiệt độ xuống thấp đột ngột, có thể xảy ra hiện tượng rối loạn nhịp tim, khả năng các mạch máu có thể co lại. Ông cũng chỉ ra rằng nếu có các vấn đề tiềm ẩn về tim, uống đồ uống có đá sẽ có nhiều khả năng gây ra cơn đau tim.

Một nghiên cứu năm 2001 với 669 phụ nữ còn cho thấy uống nước lạnh có thể gây đau đầu ở một số người. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 7,6% số người tham gia bị đau đầu sau khi uống 150 ml nước đá lạnh qua ống hút. Họ cũng thấy rằng những người bị đau nửa đầu dễ bị đau đầu gấp đôi sau khi uống nước lạnh so với những người chưa bao giờ bị đau nửa đầu.

Tác hại của nước đá cũng thể hiện ở việc khiến răng sâu của bạn bị ê buốt đồng thời ảnh hưởng tới men răng, khiến sức đề kháng của răng bị giảm từ đó phát sinh ra các bệnh về răng miệng. Uống nước đá có thể làm hỏng men răng, thậm chí nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (khi nhiệt độ thay đổi đột ngột). Thói quen nhai đá còn có thể làm răng yếu và dễ gãy.

Đặc biệt, không nên uống nước lạnh ngay sau khi tập luyện. Khi ấy, cơ thể tạo ra nhiều nhiệt, máu trong người dồn ra dưới lớp da và lượng máu cung cấp cho hệ tiêu hóa tạm thời giảm đi. Nếu ngay lúc này mà uống nước lạnh, các mạch máu trong dạ dày co lại bất ngờ gây co thắt ruột. Một số người gặp tình trạng đau mạn tính ở dạ dày, là do nước lạnh tạo ra "cú sốc nhiệt" với cơ thể.

"Uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình có nhiều lợi ích hơn uống nước lạnh", các chuyên gia cho biết. Ngoài việc tăng cường hydrat hóa, nước ấm kích thích tốt hơn các enzyme tiêu hóa tự nhiên, lưu thông máu tốt hơn, từ đó tăng quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Khi uống nước ấm, phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất, bạn sẽ cảm thấy hết khát nhanh hơn. Các chuyên gia cũng khuyên uống nước chanh ấm vào buổi sáng.

 

Theo Minh Hoa (t/h)/ Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)