Vitamin D là vi chất thiết yếu với cơ thể. Nhiệm vụ chính của vitamin D là giúp cơ thể hấp thu canxi từ thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Bên cạnh đó, vitamin D đóng vai trò cần thiết trong việc sản xuất insulin và tăng cường hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa)Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị, lượng vitamin D người trưởng thành nên tiêu thụ là 600IU/ngày. Và con số này có thể lên tới 800 IU/ngày đối với người trên 70 tuổi. Đáng lưu ý, tình trạng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến, khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu lượng vitamin này. Dưới đây là những dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D bạn cần chú ý.Rụng tóc, tóc mỏng. Vitamin D cần thiết để tế bào da xử lý keratin - một loại protein cần thiết cho sự phát triển của tóc và móng tay. Thiếu hụt vitamin D khiến lượng keratin sản xuất ra không đủ, ảnh hưởng đến tình trạng tóc, gây nên hiện tượng rụng tóc, mỏng tóc.Khó ngủ. Thiếu vitamin D, chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu chỉ ra, thiếu vitamin D khiến cơ thể dễ bị mất ngủ, giấc ngủ gián đoạn, khó ngủ lại và lượng giờ ngủ ít hơn. Một số trường hợp, thiếu vitamin D còn dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, hơi thở không được điều hòa.Dễ bị ốm. Vitamin D giúp cơ thể tăng cường sản xuất các kháng thể, nhờ vậy củng cố hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D khiến hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi.Đau nhức xương. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và chuyển hoá xương. Thiếu chất này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp. Thực tế, hầu hết trường hợp đau cơ mãn tính và các vấn đề liên quan đến xương thường liên quan đến thiếu vitamin D.Mệt mỏi. Mệt mỏi bắt nguồn từ nhiều yếu tố như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và thiếu vitamin D. Nguyên nhân tình trạng này bắt nguồn từ việc thiếu vitamin D khiến xương, cơ suy yếu, dẫn đến toàn bộ cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Điều chỉnh chế độ ăn và dùng chất bổ sung sẽ cải thiện tình trạng đáng kể.Vết thương khó lành. Ngoài mắc bệnh tiểu đường, thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, vitamin D tham gia điều chỉnh các yếu tố phát triển của mô mới. Thiếu hụt nó khiến việc tái tạo mô mới diễn ra chậm hơn.Để ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D, bạn nên tăng cường những thực phẩm như cá, lòng đỏ trứng, nấm, sữa và sữa chua. Bạn có thể dùng các loại thuốc bổ sung song cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thích hợp, tránh tự ý sử dụng.Ánh nắng mặt trời cũng góp phần tổng hợp lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Bạn nên tắm nắng 10 phút mỗi ngày để nhận được lợi ích sức khỏe.
Mời độc giả xem thêm video: Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh (Nguồn video: THĐT)
Vitamin D là vi chất thiết yếu với cơ thể. Nhiệm vụ chính của vitamin D là giúp cơ thể hấp thu canxi từ thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Bên cạnh đó, vitamin D đóng vai trò cần thiết trong việc sản xuất insulin và tăng cường hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị, lượng vitamin D người trưởng thành nên tiêu thụ là 600IU/ngày. Và con số này có thể lên tới 800 IU/ngày đối với người trên 70 tuổi. Đáng lưu ý, tình trạng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến, khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu lượng vitamin này. Dưới đây là những dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D bạn cần chú ý.
Rụng tóc, tóc mỏng. Vitamin D cần thiết để tế bào da xử lý keratin - một loại protein cần thiết cho sự phát triển của tóc và móng tay. Thiếu hụt vitamin D khiến lượng keratin sản xuất ra không đủ, ảnh hưởng đến tình trạng tóc, gây nên hiện tượng rụng tóc, mỏng tóc.
Khó ngủ. Thiếu vitamin D, chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu chỉ ra, thiếu vitamin D khiến cơ thể dễ bị mất ngủ, giấc ngủ gián đoạn, khó ngủ lại và lượng giờ ngủ ít hơn. Một số trường hợp, thiếu vitamin D còn dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, hơi thở không được điều hòa.
Dễ bị ốm. Vitamin D giúp cơ thể tăng cường sản xuất các kháng thể, nhờ vậy củng cố hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D khiến hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi.
Đau nhức xương. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và chuyển hoá xương. Thiếu chất này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp. Thực tế, hầu hết trường hợp đau cơ mãn tính và các vấn đề liên quan đến xương thường liên quan đến thiếu vitamin D.
Mệt mỏi. Mệt mỏi bắt nguồn từ nhiều yếu tố như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và thiếu vitamin D. Nguyên nhân tình trạng này bắt nguồn từ việc thiếu vitamin D khiến xương, cơ suy yếu, dẫn đến toàn bộ cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Điều chỉnh chế độ ăn và dùng chất bổ sung sẽ cải thiện tình trạng đáng kể.
Vết thương khó lành. Ngoài mắc bệnh tiểu đường, thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, vitamin D tham gia điều chỉnh các yếu tố phát triển của mô mới. Thiếu hụt nó khiến việc tái tạo mô mới diễn ra chậm hơn.
Để ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D, bạn nên tăng cường những thực phẩm như cá, lòng đỏ trứng, nấm, sữa và sữa chua. Bạn có thể dùng các loại thuốc bổ sung song cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thích hợp, tránh tự ý sử dụng.
Ánh nắng mặt trời cũng góp phần tổng hợp lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Bạn nên tắm nắng 10 phút mỗi ngày để nhận được lợi ích sức khỏe.