Tiểu Linh, 30 tuổi, Trung Quốc đến bệnh viện vì đau bụng và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, sau khi hỏi, bác sĩ được biết Tiểu Linh không chỉ mắc bệnh viêm gan B mà còn có thói quen uống rượu trong thời gian dài.
Sau khi anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, mọi người đều cảm thấy tiếc cho Tiểu Linh và đổ lỗi cho anh ấy quá bất cẩn, rõ ràng anh ấy đã bị viêm gan B mà vẫn còn uống nhiều trong một thời gian dài.
Không giống như Tiểu Linh, ông Triệu 90 tuổi ở Trung Quốc lại tràn đầy năng lượng, cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai, khi đề cập đến bí quyết trường thọ, ông nói rằng cuộc sống của ông rất đơn giản, ông không uống rượu, hút thuốc, cũng không thích chơi mạt chược mà ông thích trồng rau nhất.
Một thanh niên 30 tuổi và một cụ già 90 tuổi, tại sao một người mắc bệnh ung thư khi còn trẻ, còn người kia thì không có vấn đề gì khi đã 90 tuổi.
Thực tế, trong cơ thể ai cũng có gen ung thư nên ngay từ khi sinh ra, ai cũng có nguy cơ mắc ung thư như nhau, nhưng tại sao có người mắc ung thư từ khi còn trẻ, có người lại sống rất lâu, không có vấn đề gì cả.
Kỳ thực, quan trọng nhất chính là thói quen sinh hoạt, thói quen sinh hoạt tốt làm cho khả năng miễn dịch của chúng ta tốt hơn, nguy cơ ung thư tự nhiên thấp hơn. Ngược lại, thói quen sinh hoạt không tốt khiến khả năng miễn dịch kém đi, nguy cơ ung thư đương nhiên tăng lên.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng ung thư không phải là không thể phòng ngừa được mà 1/3 số ca ung thư có thể phòng ngừa được.
Vậy, những người không dễ bị ung thư có đặc điểm gì?
1. Yêu thích thể dục, thể thao
Đầu tiên, những người yêu thích thể thao ít có khả năng mắc bệnh ung thư. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2021 trên tạp chí Medicine & Science In Sports & Exercise của Hoa Kỳ, tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giải phóng "vũ khí bí mật" giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Tập thể dục có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn, cân nặng càng đạt tiêu chuẩn thì ung thư càng tránh xa chúng ta. Tập thể dục cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch của chúng ta, khả năng miễn dịch càng tốt thì nguy cơ ung thư càng thấp.
2. Ăn uống lành mạnh
Thứ hai, những người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh sẽ ít bị ung thư hơn. Thế nào là chế độ ăn uống khỏe mạnh?
Nhiều người nghĩ rằng một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là không ăn thịt. Điều này là sai. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm phong phú và dinh dưỡng cân bằng. Bạn phải ăn thịt và ăn cả rau. Đồ ăn không lành mạnh thực tế là đồ ngâm (muối), hun khói, đồ chiên rán, đồ nướng, đồ ăn vặt sẽ làm tăng nguy cơ ung thư và phải tránh.
3. Luôn có tinh thần tích cực
Thứ ba, người có tâm lý tốt không dễ bị ung thư.
Có một loại tính cách được gọi là tính cách ung thư, tinh thần càng tiêu cực, tâm tính xấu, cục cằn thì càng dễ mắc bệnh ung thư, lời giải thích hợp lý là tính cách xấu sẽ khiến khả năng miễn dịch của chúng ta kém đi và nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ cao hơn.
4. Không hút thuốc, uống rượu
Thứ tư, những người không hút thuốc và uống rượu sẽ không dễ bị ung thư, bởi thuốc lá và rượu đều là chất gây ung thư được WHO cảnh báo, chúng có liên quan đến sự xuất hiện của các loại bệnh ung thư.
5. Không thức khuya
Thứ năm, những người không thức khuya ít bị ung thư hơn. Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Parveen Bhatti thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutch (Hoa Kỳ) đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí phụ Y
học Môi trường và Nghề nghiệp của BMJ cho thấy so với những người ngủ vào ban đêm, những người làm việc vào ban đêm (được định nghĩa là: sau 8 giờ làm việc vào ban đêm, sau 6 giờ sáng hôm sau sẽ đổi ca) có mức độ tự sửa chữa tổn thương DNA rất thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với những người ngủ vào ban đêm.
Điều này có nghĩa là về lâu dài, tổn thương DNA ở những người làm việc vào ban đêm sẽ ngày càng tích tụ nhiều hơn và nguy cơ mắc các bệnh như ung thư sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, đừng thức khuya nữa, ngủ sớm dậy sớm mới là điều quan trọng nhất.