Tiểu Phương (người Trung Quốc) là nhân viên văn phòng. Mấy hôm liền, cô cảm thấy khó chịu vì hậu môn ngứa ngáy. Ở công ty, Tiểu Phương sợ xấu hổ với đồng nghiệp, cố gắng lắm mới không dùng tay gãi.
Tan giờ làm, cô không thể chịu đựng thêm, dùng tay gãi song tình trạng càng tồi tệ, càng gãi càng ngứa. Đến lúc này, Tiểu Phương gạt bỏ ngượng ngùng đến bệnh viện để khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán Tiểu Phương bị nhiễm ký sinh trùng rận mu. Khi có rận mu, vùng hậu môn sẽ ngứa ngáy rất khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên dùng tay gãi. Hành động này khiến vùng da xung quanh hậu môn bị trầy xước, chảy máu, viêm loét, tiết dịch... gây ngứa ngáy trầm trọng hơn.
|
Nhiễm ký sinh trùng rận mu, bệnh nhân ngứa ngáy, đứng ngồi không yên. |
Bác sĩ lý giải tình trạng nhiễm ký sinh trùng rận mu ở người, không chú ý vệ sinh xung quanh hậu môn sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Chẳng hạn, nấm Candida ưa môi trường ẩm ướt. Mùa hè, nhiệt độ môi trường cao khiến vùng kín ra nhiều mồ hôi. Mặc quần kín, bí bách khiến da không thông thoáng, lâu ngày tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
Bên cạnh đó, mắc các bệnh ngoài da như chàm, viêm da tiếp xúc, viêm da do bức xạ, vảy nến… cũng có thể gây ngứa hậu môn. Nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh khác cũng dễ bị ngứa hậu môn hơn.
Nguyên nhân bởi hậu môn là lối thoát duy nhất để bài tiết phân của cơ thể. Phân không chỉ gồm cặn bã thức ăn mà còn chứa độc tố, rác thải khác do cơ thể bài tiết. Các vi khuẩn, ký sinh trùng còn sót lại bên ngoài hậu môn nếu không được vệ sinh kịp thời, một khi bị nhiễm ký sinh trùng sẽ gây ngứa hậu môn, biểu hiện ngứa càng về đêm càng rõ rệt.
Để ngăn ngừa, bạn nên chú ý vệ sinh cá nhân thật tốt. Những vật dụng hàng ngày như khăn tắm, chậu rửa mặt nên dùng riêng để tránh lây nhiễm chéo.
Vùng da quanh hậu môn cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm, đặc biệt là mùa hè, cơ thể ra nhiều mồ hôi. Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau cẩn thận vùng quanh hậu môn để tránh phân còn sót lại.
Chọn đồ lót rộng rãi và thoải mái, tốt nhất là đồ lót bằng chất liệu cotton tinh khiết. Cố gắng tránh mặc quần lót chật. Nên thay đồ lót thường xuyên, đặc biệt thời điểm sau khi chơi thể thao ngoài trời.
Chế độ ăn lành mạnh góp phần ngăn ngừa tình trạng. Cụ thể, bạn nên ăn ít thực phẩm cay nhằm tránh tổn thương vùng quanh hậu môn do khó đại tiện và gây nứt hậu môn. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như trứng và hải sản.
Cuối cùng, khi mắc, bệnh nhân cần điều trị tích cực. Ngứa hậu môn là bệnh ngoài da, nếu có những biểu hiện bệnh rõ ràng thì cần điều trị kịp thời. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc bôi, chẳng hạn như diphenhydramine và các loại thuốc mỡ khác bôi trực tiếp vào vùng ngứa. Nếu ngứa hậu môn do nhiễm nấm thì có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
Mời độc giả xem thêm video: Những điều cần biết về bệnh nam khoa (Nguồn video: TTV)