Viêm họng hạt. Các nhà khoa học tiết lộ, một lượng lớn liên cầu khuẩn được tìm thấy trong nhà vệ sinh. Loại khuẩn này khi đi vào cơ thể gây nên loạt bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm họng hạt. Đặc biệt, chúng rất dễ lây lan. Chỉ cần chạm vào đồ vật như tay nắm cửa cũng khiến bạn tiếp xúc với chúng.Tiêu chảy. Tiêu chảy chủ yếu do vi khuẩn Salmonella hoặc Campylobacter hiện diện ở các nhà vệ sinh gây nên. Chính vì vậy, bước vào những nơi điều kiện vệ sinh kém mà không biết phòng bệnh có thể khiến đối diện với tình trạng “tào tháo đuổi”.Bệnh tả. Vi khuẩn gây bệnh tả trong phân có thể phát tán lên bề mặt các vật dụng trong nhà vệ sinh. Nếu chẳng may tay chạm vào chúng rồi đưa lên miệng, bạn có thể mắc bệnh. Khi sử dụng toilet công cộng, bạn nên chú ý rửa tay sạch sẽ. Đặc biệt ở khu vực có dịch tả hoành hành.Bệnh lậu. Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy vậy, bạn có thể mắc bệnh qua bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Nhiễm lậu có thể gây ra các triệu chứng như tiết dịch âm đạo nhiều, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, dịch có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây.Viêm da. Nhà vệ sinh được xem là nơi “tập kết” vi khuẩn Streptococci gây viêm da từ nhẹ tới nặng. Thông thường, viêm da do sử dụng nhà vệ sinh bẩn gây mụn nhọt ở mông và kích ứng vùng da quanh hậu môn.Viêm phổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự hiện diện của vi khuẩn gây viêm phổi trên màn hình điện thoại di động của các nhân viên y tế. Rất có thể, chúng bắt nguồn từ bệ ngồi nhà xí. Đặc biệt, những người có thói quen sử dụng điện thoại khi vệ sinh.Rận mu. Rận mu lây lan khi dùng chung nhà vệ sinh hoặc quan hệ tình dục. Khi mắc, người bệnh có triệu chứng ngứa vùng kín vào ban đêm.Nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài lây lan rận mu, sử dụng nhà vệ sinh công cộng như ở các bệnh viện còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.Ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này xảy ra khi nhân viên nấu ăn không rửa tay sạch sau khi vào toilet. Lúc này, các loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella có cơ hội lây ra thức ăn, tấn công và gây bệnh.Cảm lạnh, cảm cúm. Vi rút gây cảm lạnh, cảm cúm cũng dễ dàng lây lan khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn. Khi mắc, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như nhức đầu, sốt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.Mời độc giả xem video: Vì sao bạn hay ho vào ban đêm? Nguồn: Zingnews.
Viêm họng hạt. Các nhà khoa học tiết lộ, một lượng lớn liên cầu khuẩn được tìm thấy trong nhà vệ sinh. Loại khuẩn này khi đi vào cơ thể gây nên loạt bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm họng hạt. Đặc biệt, chúng rất dễ lây lan. Chỉ cần chạm vào đồ vật như tay nắm cửa cũng khiến bạn tiếp xúc với chúng.
Tiêu chảy. Tiêu chảy chủ yếu do vi khuẩn Salmonella hoặc Campylobacter hiện diện ở các nhà vệ sinh gây nên. Chính vì vậy, bước vào những nơi điều kiện vệ sinh kém mà không biết phòng bệnh có thể khiến đối diện với tình trạng “tào tháo đuổi”.
Bệnh tả. Vi khuẩn gây bệnh tả trong phân có thể phát tán lên bề mặt các vật dụng trong nhà vệ sinh. Nếu chẳng may tay chạm vào chúng rồi đưa lên miệng, bạn có thể mắc bệnh. Khi sử dụng toilet công cộng, bạn nên chú ý rửa tay sạch sẽ. Đặc biệt ở khu vực có dịch tả hoành hành.
Bệnh lậu. Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy vậy, bạn có thể mắc bệnh qua bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Nhiễm lậu có thể gây ra các triệu chứng như tiết dịch âm đạo nhiều, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, dịch có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
Viêm da. Nhà vệ sinh được xem là nơi “tập kết” vi khuẩn Streptococci gây viêm da từ nhẹ tới nặng. Thông thường, viêm da do sử dụng nhà vệ sinh bẩn gây mụn nhọt ở mông và kích ứng vùng da quanh hậu môn.
Viêm phổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự hiện diện của vi khuẩn gây viêm phổi trên màn hình điện thoại di động của các nhân viên y tế. Rất có thể, chúng bắt nguồn từ bệ ngồi nhà xí. Đặc biệt, những người có thói quen sử dụng điện thoại khi vệ sinh.
Rận mu. Rận mu lây lan khi dùng chung nhà vệ sinh hoặc quan hệ tình dục. Khi mắc, người bệnh có triệu chứng ngứa vùng kín vào ban đêm.
Nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài lây lan rận mu, sử dụng nhà vệ sinh công cộng như ở các bệnh viện còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này xảy ra khi nhân viên nấu ăn không rửa tay sạch sau khi vào toilet. Lúc này, các loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella có cơ hội lây ra thức ăn, tấn công và gây bệnh.
Cảm lạnh, cảm cúm. Vi rút gây cảm lạnh, cảm cúm cũng dễ dàng lây lan khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn. Khi mắc, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như nhức đầu, sốt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Mời độc giả xem video: Vì sao bạn hay ho vào ban đêm? Nguồn: Zingnews.