Đỗ đen hay còn gọi là ô đậu, hắc đại đậu có chứa nhiều vitamin A, B, C, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đỗ đen cũng rất cao. Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính hơi ôn, vị ngọt, có tác dụng giải độc, bổ thận, bổ huyết, nếu ăn trong thời gian dài da dẻ hồng hào. Với việc sử dụng nguyên liệu chính là hạt đỗ đen, nhiều người có thể tự chế biến món ăn này một cách dễ dàng nhưng không phải ai cũng biết cách nấu chè đỗ đen sao cho hạt đỗ mềm, bùi mà không nát, ngọt nhưng không quá sắc.Nguyên liệu: 450g đỗ đen (chọn hạt to đều, vỏ mỏng bóng, màu sắc đậm, cắn thử thấy giòn là đỗ mới), 150g đường cát trắng, 1 thìa muối. Đồ ăn kèm: dừa sợi tươi, vani, bột sắn dây, thạch đen.Đỗ đen rửa và đãi sạch, nhặt bỏ những hạt lép, nhỏ hoặc bị hỏng nổi trên mặt nước. Sau đó, đem đi ngâm khoảng 4-6h (tốt nhất là ngâm qua đêm), khi ngâm nhớ cho thêm 1 muỗng muối. Ảnh: Em đẹp.Đỗ sau khi ngâm, vớt ra, rửa sạch cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập cỡ 2 đốt ngón tay và ninh đỗ. Khi chè trong nồi cơm điện sôi được khoảng 5 phút, bật nồi sang chế độ ủ (warm). Để nồi chè ở chế độ ủ khoảng 15 phút thì bật lại sang chế độ nấu để chè sôi lại. Vài phút sau, kiểm tra sẽ thấy hạt đỗ đã mềm. Sau khi hạt đỗ đã chín mềm, dùng muôi có lỗ vớt hết đỗ ra một cái nồi khác và để lại nước đỗ đen trong nồi. Cho đường vào sên cùng với hạt đỗ và đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết ngấm vào hạt đỗ. Nếm đỗ ngọt đậm thì tắt bếp. Ảnh: EvaTrút phần đỗ đã sên đường trở lại nồi nước, nêm thêm đường nếu cần cho vừa khẩu vị. Để chè đỗ đen sánh và thơm, hãy hòa chút bột sắn dây và thêm vani vào. Lúc múc chè ra ăn, cũng có thể cho thêm ít sợi dừa tươi và thạch đen để cốc chè đỗ đen trở nên hấp dẫn hơn.
Đỗ đen hay còn gọi là ô đậu, hắc đại đậu có chứa nhiều vitamin A, B, C, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đỗ đen cũng rất cao. Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính hơi ôn, vị ngọt, có tác dụng giải độc, bổ thận, bổ huyết, nếu ăn trong thời gian dài da dẻ hồng hào.
Với việc sử dụng nguyên liệu chính là hạt đỗ đen, nhiều người có thể tự chế biến món ăn này một cách dễ dàng nhưng không phải ai cũng biết cách nấu chè đỗ đen sao cho hạt đỗ mềm, bùi mà không nát, ngọt nhưng không quá sắc.
Nguyên liệu: 450g đỗ đen (chọn hạt to đều, vỏ mỏng bóng, màu sắc đậm, cắn thử thấy giòn là đỗ mới), 150g đường cát trắng, 1 thìa muối. Đồ ăn kèm: dừa sợi tươi, vani, bột sắn dây, thạch đen.
Đỗ đen rửa và đãi sạch, nhặt bỏ những hạt lép, nhỏ hoặc bị hỏng nổi trên mặt nước. Sau đó, đem đi ngâm khoảng 4-6h (tốt nhất là ngâm qua đêm), khi ngâm nhớ cho thêm 1 muỗng muối. Ảnh: Em đẹp.
Đỗ sau khi ngâm, vớt ra, rửa sạch cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập cỡ 2 đốt ngón tay và ninh đỗ. Khi chè trong nồi cơm điện sôi được khoảng 5 phút, bật nồi sang chế độ ủ (warm). Để nồi chè ở chế độ ủ khoảng 15 phút thì bật lại sang chế độ nấu để chè sôi lại. Vài phút sau, kiểm tra sẽ thấy hạt đỗ đã mềm.
Sau khi hạt đỗ đã chín mềm, dùng muôi có lỗ vớt hết đỗ ra một cái nồi khác và để lại nước đỗ đen trong nồi. Cho đường vào sên cùng với hạt đỗ và đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết ngấm vào hạt đỗ. Nếm đỗ ngọt đậm thì tắt bếp. Ảnh: Eva
Trút phần đỗ đã sên đường trở lại nồi nước, nêm thêm đường nếu cần cho vừa khẩu vị. Để chè đỗ đen sánh và thơm, hãy hòa chút bột sắn dây và thêm vani vào. Lúc múc chè ra ăn, cũng có thể cho thêm ít sợi dừa tươi và thạch đen để cốc chè đỗ đen trở nên hấp dẫn hơn.