Mức độ cồn trong máu ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?

Google News

Nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Content) là chỉ số đo lường được sử dụng để đo lượng cồn trong máu của một người. Khi BAC tăng, cơ thể sẽ gặp phải một số ảnh hưởng không mong muốn.

Thông tin trên trang verywellmind.com cho biết, nồng độ cồn trong máu là lượng cồn trong 100 mL (tương đương 1 dL) máu. Ví dụ, 80 mg là 0,08 gram; 0,08 gram cồn trong 100 mL là 0,08%. Điều này cũng có thể được biểu thị bằng 80 mg/dL hay BAC là 0,08%.
Nồng độ cồn trong máu là 0,1 có nghĩa là có 0,1 gram cồn trong mỗi dL máu trong cơ thể người đó tại thời điểm xét nghiệm.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, khi BAC tăng, cơ thể sẽ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Cụ thể:
- Giảm khả năng phản xạ và thời gian phản ứng.
- Gặp các vấn đề về trí nhớ, lơ mơ, hay quên.
- Buồn nôn, nôn.
- Mất các khả năng phối hợp các thao tác vật lý.
- Tiêu chảy.
- Thay đổi về nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.
Muc do con trong mau anh huong den co the ra sao?
Ảnh minh họa: Getty Images.  
Các mức độ BAC khác nhau sẽ tạo nên các hiệu ứng khác nhau lên cơ thể, bao gồm:
- Mức 0,02%: Đây là mức thấp nhất của nhiễm độc, với một vài tác động lên cơ thể. Cơ thể sẽ cảm thấy thư giãn, tâm trạng hứng khởi. Nhiệt độ toàn thân sẽ ấm lên một chút, và đôi khi có thể đưa ra các đánh giá kém hơn so với lúc tỉnh táo.
- Mức 0,05%: Đây là mức cơ bản của BAC, các hành vi sẽ trở nên bị phóng đại. Giọng nói có thể to hơn, nhiều cử chỉ đi kèm hơn. Việc bị mất kiểm soát có thể xảy ra ở một số các cơ của cơ thể như mắt mất khả năng kiểm soát việc nhìn tập trung, nhìn các vật bị mờ đi. Khả năng đánh giá kém đi và sự phối hợp bị suy giảm.
Việc theo dõi các đối tượng trực quan trở nên khó khăn và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, như có một vật thể bất ngờ xuất hiện trên đường đang di chuyển cũng sẽ bị giảm. Sự ức chế bị hạ thấp gia tăng khả năng tham gia vào các hành vi nguy hiểm như lái xe khi say rượu.
- Mức 0,08%: Mức độ này làm mất các thao tác phối hợp như mất thăng bằng, mất giọng nói, thời gian phản ứng về một sự việc giảm và thậm chí khả năng nghe có thể trở nên tồi tệ. Việc đứng vững, tập trung vào một vị trí nhìn, tránh các chướng ngại vật trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lập luận, phán đoán, tự kiểm soát, khả năng tập trung và trí nhớ sẽ bị suy yếu. Mất trí nhớ ngắn hạn có thể xảy ra.
- Mức 0,10%: Mức độ này làm các phản xạ và khả năng tự kiểm soát suy yếu. Phát âm không chính xác, nghĩ và xử trí chậm chạp, và sự phối hợp thao tác tay – chân khó khăn.
- Mức 0,15%: Mức BAC rất cao. Khả năng kiểm soát thăng bằng của bản thân và khả năng kiểm soát cơ bắp giảm mạnh. Các thao tác đi lại và nói rất kém. Có thể tự ngã, tự làm đau bản thân hay nôn.
- Mức 0,20-0,29%: Ở mức độ này phổ biến là các triệu chứng bối rối, choáng váng và mất phương hướng. Đứng và đi bộ có thể cần sự giúp đỡ, vì sự cân bằng và kiểm soát cơ bắp sẽ suy giảm đáng kể. Cảm giác đau sẽ thay đổi. Cơ thể có thể không cảm nhận thấy đau nếu ngã hay tự làm đau bản thân, và ít có khả năng tránh hay chống lại các hành động đó.
Buồn nôn và nôn có khả năng xảy ra, và phản xạ tự bịt miệng sẽ bị suy giảm, điều này có thể gây nghẹt thở hoặc hít vào khi nôn. Sự mất các bước sóng tại não sẽ bắt đầu xảy ra tại mức BAC này, gây mất trí nhớ các sự kiện hiện tại.
- Mức 0,30-0,39%: Ở mức này, có thể gây bất tỉnh và làm tăng khả năng tử vong. Cùng với mất khả năng hiểu, mức BAC này cũng sẽ bị tăng nhịp tim một cách nghiêm trọng, nhịp thở không đều và có thể mất kiểm soát cơ bàng quang.
- Mức 0,40% và cao hơn: Mức độ này có thể gây hôn mê và tử vong đột ngột, vì khả năng hoạt động của tim và phổi có thể bị ngừng một cách đột ngột. 
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), một đơn vị cồn chứa 0,6 ounces - tương đương 17 gam rượu nguyên chất. Thông thường, đối với một người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. 
Tuy nhiên, mức BAC của một người không chỉ bị ảnh hưởng bởi lượng rượu, bia được tiêu thụ mà còn bởi các yếu tố khác như trọng lượng cơ thể, giới tính, cách uống rượu và di truyền.
Theo các chuyên gia y tế, thời gian uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Lượng rượu, nồng độ rượu đã tiêu thụ: Người uống càng nhiều rượu thì nồng độ cồn trong máu cũng ngày càng cao lên và thời gian tiêu thụ cũng lâu hơn. Những loại rượu có nồng độ cồn 20 độ thường sẽ được hấp thụ vào cơ thể rất nhanh.
- Thời điểm uống rượu: Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định quan trọng. Nếu cơ thể càng đói thì hấp thụ rượu càng nhanh. Khi có thức ăn, quá trình hấp thu chậm hơn.
- Người uống rượu kéo dài, triền miên, rượu cũng sẽ khiến nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể lâu hơn. 
Thời gian uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn ở mỗi cơ thể là hoàn toàn khác nhau. Đối với những người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì chỉ khoảng 1 giờ sau khi sử dụng rượu bia, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết một đơn vị cồn.
Song trên thực tế, sau khi uống hết 1 đơn vị cồn, những người khỏe mạnh thường phải mất khoảng 2 - 3 giờ để cơ thể đào thải hết nồng độ cồn trong máu và trở lại trạng thái bình thường. Đối với những người có chức năng gan suy yếu hoặc những người có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì nồng độ cồn chuyển hóa sẽ lâu hơn nhiều.

Mời độc giả xem thêm video: Yên Bái: Say rượu tự đốt nhà mình khiến bạn nhậu tử vong (Nguồn video: THĐT)

An An (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)