Theo Đông y, khi cơ thể mất cân bằng Âm Dương sẽ khiến nội hỏa quá vượng tức thượng hỏa. Khi bị thượng hỏa, mắt thường đỏ, miệng viêm, nhiệt, nước tiểu vàng, đau nha chu, cổ họng đau.... Mùa Đông tuy trời rất lạnh nhưng lại hanh khô nên rất dễ bị thượng hỏa. Làm thế nào có thể phòng ngừa. Ảnh: baidu.Uống đủ nước: Trời càng lạnh càng hanh khô cơ thể càng dễ mất nước, uống đủ nước chính là cách cung cấp nước cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, làm mát cơ thể, phòng chống chứng thượng hỏa hiệu quả. Tốt nhất mỗi ngày cần phải uống ít nhất 2 lít nước. Ảnh: cnys.Ngoài uống nước có thể bù nước cho cơ thể bằng cách làm ẩm không khí. Hãy đặt một chậu nước nhỏ trong phòng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm, mở cửa thông gió để đảm bảo độ ẩm trong phòng đạt 30%-60%. Ảnh: toutiao.Ngủ sớm dậy muộn: Thức khuya sẽ làm tổn hao Âm khí, gan không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ dễ dẫn đến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hai mặt đỏ, dễ nổi nóng. Vì thế mùa đông nên ngủ trước 10 giờ tối, thức dậy sau 6 giờ sáng. Ảnh: pclady.Thường xuyên xoa bụng: Khi thượng hỏa dễ dẫn đến táo bón, thường xuyên xoa vùng rốn theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp nhuận tràng, ngừa táo bón hiệu quả. vcg.Tập thể nhịp nhàng, thích hợp với cơ thể: Đi bộ, chạy bộ, tập Thái Cực Quyền... đều là những phương pháp vận động thích hợp và hiệu quả giúp giải trừ ưu phiền, dập tắt tâm hỏa tăng, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên nên tập thể dục vào buổi sáng sau khi mặt trời mọc là tốt nhất. Ảnh: qingdaonews.Uống trà thảo dược như trà hoa kim ngân, trà hoa cúc, sẽ có tác dụng hạ hỏa. Tuy nhiên những người hư hỏa, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, hoặc đang bị cảm phong hàn không được uống các loại trà này. Ảnh: cnysTăng cường ăn các thực phẩm vị đắng như rau sống, mướp đắng, rau diếp, cải cúc... có thể giúp hạ hỏa, nhưng không được ăn nhiều đặc biệt là người già nếu không dễ bị tổn thương tỳ vị. Ảnh: tianqi.
Theo Đông y, khi cơ thể mất cân bằng Âm Dương sẽ khiến nội hỏa quá vượng tức thượng hỏa. Khi bị thượng hỏa, mắt thường đỏ, miệng viêm, nhiệt, nước tiểu vàng, đau nha chu, cổ họng đau.... Mùa Đông tuy trời rất lạnh nhưng lại hanh khô nên rất dễ bị thượng hỏa. Làm thế nào có thể phòng ngừa. Ảnh: baidu.
Uống đủ nước: Trời càng lạnh càng hanh khô cơ thể càng dễ mất nước, uống đủ nước chính là cách cung cấp nước cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, làm mát cơ thể, phòng chống chứng thượng hỏa hiệu quả. Tốt nhất mỗi ngày cần phải uống ít nhất 2 lít nước. Ảnh: cnys.
Ngoài uống nước có thể bù nước cho cơ thể bằng cách làm ẩm không khí. Hãy đặt một chậu nước nhỏ trong phòng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm, mở cửa thông gió để đảm bảo độ ẩm trong phòng đạt 30%-60%. Ảnh: toutiao.
Ngủ sớm dậy muộn: Thức khuya sẽ làm tổn hao Âm khí, gan không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ dễ dẫn đến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hai mặt đỏ, dễ nổi nóng. Vì thế mùa đông nên ngủ trước 10 giờ tối, thức dậy sau 6 giờ sáng. Ảnh: pclady.
Thường xuyên xoa bụng: Khi thượng hỏa dễ dẫn đến táo bón, thường xuyên xoa vùng rốn theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp nhuận tràng, ngừa táo bón hiệu quả. vcg.
Tập thể nhịp nhàng, thích hợp với cơ thể: Đi bộ, chạy bộ, tập Thái Cực Quyền... đều là những phương pháp vận động thích hợp và hiệu quả giúp giải trừ ưu phiền, dập tắt tâm hỏa tăng, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên nên tập thể dục vào buổi sáng sau khi mặt trời mọc là tốt nhất. Ảnh: qingdaonews.
Uống trà thảo dược như trà hoa kim ngân, trà hoa cúc, sẽ có tác dụng hạ hỏa. Tuy nhiên những người hư hỏa, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, hoặc đang bị cảm phong hàn không được uống các loại trà này. Ảnh: cnys
Tăng cường ăn các thực phẩm vị đắng như rau sống, mướp đắng, rau diếp, cải cúc... có thể giúp hạ hỏa, nhưng không được ăn nhiều đặc biệt là người già nếu không dễ bị tổn thương tỳ vị. Ảnh: tianqi.