Miền Bắc đang trải qua giai đoạn nồm ẩm kéo dài. Độ ẩm không khí cao, mưa phùn không chỉ khiến sinh hoạt của người dân bất tiện mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)Cụ thể, thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây nấm mốc phát triển. Các loại nấm mốc có thể sinh ra độc tố gây đột biến gen với nhiều mức độ khác nhau như aflatoxin, achratoxin A, patulin, fumonisin, zearalenone và nivalenol.Trong số đó, aflatoxin là độc tố có khả năng gây ung thư mạnh, biểu hiện ra ngoài bằng các vết đốm, nấm mốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp aflatoxin vào nhóm chất gây ung thư năm 1993. Aflatoxin độc gấp 68 lần so với asen (thạch tín). Thậm chí chỉ cần 1mg aflatoxin là có thể gây ung thư.Nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Mỹ cũng chỉ ra, aflatoxin bền với nhiệt. Những thực phẩm bị mốc khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm cho các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Nhằm tránh tiếp xúc, tiêu thụ aflatoxin, bạn nên cảnh giác với những món đồ tiềm ẩn mối nguy gây ung thư trong nhà dưới đây, đặc biệt là khi trời nồm ẩm.Đũa gỗ, thớt gỗ dùng lâu ngày. Đây là 2 món đồ tiềm ẩn mối nguy gây ung thư thường xuyên được nhắc tên. Nguyên nhân bởi đũa, thớt gỗ dùng lâu ngày dễ bị mài mòn, xuất hiện các vết nứt. Bảo quản không đúng cách cộng với độ ẩm không khí cao sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.Bất chấp sử dụng đũa, thớt gỗ mốc, bạn có thể tiêu thụ độc tố aflatoxin gây hại sức khỏe. Muốn dùng đũa và thớt gỗ an toàn, bạn nên rửa sạch, phơi khô dưới ánh mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh sau mỗi lần sử dụng. Tránh chà mạnh khi rửa làm mất đi lớp sơn phủ bảo vệ; nên thay đũa định kỳ 6 tháng/lần.Miếng bọt biển rửa bát. Miếng bọt biển dùng rửa bát không sạch như chúng ta nghĩ.Thậm chí, chuyên gia đến từ Đại học Arizona (Mỹ) từng chỉ ra, nó bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu và 20.000 khăn lau bếp. Đây được xem là “ổ vi khuẩn” gây bệnh như coliform, E.coli, Staphylococcus aureus,... Nhiễm loại vi khuẩn này, cơ thể có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa... và thậm chí có thể mắc ung thư.Thời tiết nồm ẩm, miếng bọt biển càng khó khô, tạo điều kiện cho lượng lớn vi khuẩn phát triển. Để an toàn, bạn nên giặt sạch, vắt khô, phơi dưới ánh nắng hoặc tiệt trùng bằng lò vi sóng rồi treo nơi thoáng mát. Theo tờ Today (Mỹ), tốt nhất nên thay miếng bọt biển định kỳ 1 tuần/lần.Rèm cửa, thảm trải sàn. Rèm phòng tắm, thảm trải sàn, các góc tường, khớp gạch,... là những nơi có độ ẩm cao, rất thích hợp cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Không chỉ tiềm ẩn mối nguy sức khỏe từ nấm mốc, bề mặt rèm cửa, thảm còn là nơi trú ngụ rất lâu của cadmium và các sản phẩm phụ của khói thuốc lá. Cadmium là kim loại nặng độc hại, có thể gây ung thư cho người.Ngoài phòng tắm, khu bếp với những vật dụng như bồn rửa, khay chứa rác, bên trong tủ bếp, chạn bếp... cũng là nơi thường xuyên có sự xuất hiện của nấm mốc, cần hết sức cảnh giác.Tủ lạnh. Tủ lạnh là vật dụng gần như nhà nào cũng có, dùng để bảo quản thực phẩm. Vậy nhưng, tủ lạnh quá đầy, không khí không thể lưu thông bình thường sẽ khiến nhiệt độ và độ ẩm trong tủ tăng cao, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, thực phẩm cũng nhanh hỏng hơn.Đặc biệt, cửa tủ lạnh là vị trí ưa thích của nấm mốc. Khảo sát của Đại học Arizona cho thấy xác suất phát hiện nấm mốc trong vòng đệm của cửa tủ lạnh là 83%. Mỗi lần cửa tủ lạnh được mở, phạm vi phát triển của nấm mốc lại được lan rộng.Để an toàn, bạn chỉ nên chứa tối đa 70% diện tích lòng tủ. Nhiệt độ mỗi tầng có sự khác biệt, người dùng nên đặt thực phẩm đúng vị trí. Bên cạnh đó, vệ sinh tủ lạnh thường xuyên cũng rất cần thiết. Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)
Miền Bắc đang trải qua giai đoạn nồm ẩm kéo dài. Độ ẩm không khí cao, mưa phùn không chỉ khiến sinh hoạt của người dân bất tiện mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây nấm mốc phát triển. Các loại nấm mốc có thể sinh ra độc tố gây đột biến gen với nhiều mức độ khác nhau như aflatoxin, achratoxin A, patulin, fumonisin, zearalenone và nivalenol.
Trong số đó, aflatoxin là độc tố có khả năng gây ung thư mạnh, biểu hiện ra ngoài bằng các vết đốm, nấm mốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp aflatoxin vào nhóm chất gây ung thư năm 1993. Aflatoxin độc gấp 68 lần so với asen (thạch tín). Thậm chí chỉ cần 1mg aflatoxin là có thể gây ung thư.
Nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Mỹ cũng chỉ ra, aflatoxin bền với nhiệt. Những thực phẩm bị mốc khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm cho các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Nhằm tránh tiếp xúc, tiêu thụ aflatoxin, bạn nên cảnh giác với những món đồ tiềm ẩn mối nguy gây ung thư trong nhà dưới đây, đặc biệt là khi trời nồm ẩm.
Đũa gỗ, thớt gỗ dùng lâu ngày. Đây là 2 món đồ tiềm ẩn mối nguy gây ung thư thường xuyên được nhắc tên. Nguyên nhân bởi đũa, thớt gỗ dùng lâu ngày dễ bị mài mòn, xuất hiện các vết nứt. Bảo quản không đúng cách cộng với độ ẩm không khí cao sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.
Bất chấp sử dụng đũa, thớt gỗ mốc, bạn có thể tiêu thụ độc tố aflatoxin gây hại sức khỏe. Muốn dùng đũa và thớt gỗ an toàn, bạn nên rửa sạch, phơi khô dưới ánh mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh sau mỗi lần sử dụng. Tránh chà mạnh khi rửa làm mất đi lớp sơn phủ bảo vệ; nên thay đũa định kỳ 6 tháng/lần.
Miếng bọt biển rửa bát. Miếng bọt biển dùng rửa bát không sạch như chúng ta nghĩ.
Thậm chí, chuyên gia đến từ Đại học Arizona (Mỹ) từng chỉ ra, nó bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu và 20.000 khăn lau bếp. Đây được xem là “ổ vi khuẩn” gây bệnh như coliform, E.coli, Staphylococcus aureus,... Nhiễm loại vi khuẩn này, cơ thể có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa... và thậm chí có thể mắc ung thư.
Thời tiết nồm ẩm, miếng bọt biển càng khó khô, tạo điều kiện cho lượng lớn vi khuẩn phát triển. Để an toàn, bạn nên giặt sạch, vắt khô, phơi dưới ánh nắng hoặc tiệt trùng bằng lò vi sóng rồi treo nơi thoáng mát. Theo tờ Today (Mỹ), tốt nhất nên thay miếng bọt biển định kỳ 1 tuần/lần.
Rèm cửa, thảm trải sàn. Rèm phòng tắm, thảm trải sàn, các góc tường, khớp gạch,... là những nơi có độ ẩm cao, rất thích hợp cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Không chỉ tiềm ẩn mối nguy sức khỏe từ nấm mốc, bề mặt rèm cửa, thảm còn là nơi trú ngụ rất lâu của cadmium và các sản phẩm phụ của khói thuốc lá. Cadmium là kim loại nặng độc hại, có thể gây ung thư cho người.
Ngoài phòng tắm, khu bếp với những vật dụng như bồn rửa, khay chứa rác, bên trong tủ bếp, chạn bếp... cũng là nơi thường xuyên có sự xuất hiện của nấm mốc, cần hết sức cảnh giác.
Tủ lạnh. Tủ lạnh là vật dụng gần như nhà nào cũng có, dùng để bảo quản thực phẩm. Vậy nhưng, tủ lạnh quá đầy, không khí không thể lưu thông bình thường sẽ khiến nhiệt độ và độ ẩm trong tủ tăng cao, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, thực phẩm cũng nhanh hỏng hơn.
Đặc biệt, cửa tủ lạnh là vị trí ưa thích của nấm mốc. Khảo sát của Đại học Arizona cho thấy xác suất phát hiện nấm mốc trong vòng đệm của cửa tủ lạnh là 83%. Mỗi lần cửa tủ lạnh được mở, phạm vi phát triển của nấm mốc lại được lan rộng.
Để an toàn, bạn chỉ nên chứa tối đa 70% diện tích lòng tủ. Nhiệt độ mỗi tầng có sự khác biệt, người dùng nên đặt thực phẩm đúng vị trí. Bên cạnh đó, vệ sinh tủ lạnh thường xuyên cũng rất cần thiết.
Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)