Khổ qua: (mướp đắng) là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, được cho là giúp thanh nhiệt, giải độc. Vị đắng đặc trưng của khổ qua có thể khó ăn với một số người, song lại hấp dẫn với nhiều người khác. Nguyên liệu này được chế biến thành các món ngon như canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, gỏi khổ qua tôm thịt, khổ qua ăn sống với chà bông... Ở miền Nam, trong ngày Tết thường không thể thiếu khổ qua, với ý nghĩa theo lối chơi chữ là cầu mong mọi việc khổ sẽ qua. Ảnh: Helen Lê. Măng đắng: là món ăn dân dã mà hấp dẫn của đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên liệu này có thể luộc chấm mắm tôm, nướng, xào lá lốt, làm món măng ớt ngâm (thường gọi tắt là món măng ớt), làm nem măng... Ảnh: Mia. Gỏi sầu đâu: Về miền Tây, du khách có thể thưởng thức gỏi sầu đâu, làm từ lá non, hoa của cây sầu đâu với vị đăng đắng, chan chát đặc trưng. Nguyên liệu để trộn gỏi thường là khô cá lóc, khô cá sặc, thịt ba rọi luộc thái mỏng, dưa leo, cà chua, nước mắm pha... Ảnh: Mekong Kitchen. Cà đắng: Đối với văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, cà đắng là một trong những nguyên liệu đặc trưng. Từ cà đắng, người ta có thể làm ra nhiều món ăn như gỏi cà đắng cá khô, canh cà đắng cá khô, cà đắng giã ớt rừng, cà đắng um (om) ếch... Ảnh: Dula.ede. Canh lá đắng: Đến Thanh Hóa, nhất là khu vực miền núi, du khách có thể thưởng thức món canh lá đắng độc đáo. Món ăn khi mới thưởng thức có thể đem lại vị rất đắng, nhưng để lại hậu vị thanh mát hấp dẫn. Canh lá đắng thường nấu cùng thịt gà, lòng gà, song hiện nay cũng được nấu với thịt lợn, lòng lợn, cá mương... Ảnh: Kids Family Food. Rau đắng: Ở Nam Bộ, rau đắng thường được ăn kèm trong món lẩu cá kèo, cá kèo nướng, cá kèo chiên giòn... Vị đăng đắng đặc trưng của rau đắng kết hợp cùng vị ngọt thịt, beo béo của cá kèo hấp dẫn người ăn. Ngoài ra, ở Nam Bộ, cháo cá lóc rau đắng, canh rau đắng... cũng rất được ưa chuộng. Rau đắng không chỉ là thực phẩm, mà còn được biết đến như vị thuốc hữu ích. Ảnh: Rio.thefoodlist_. Cao quy linh: Đến khu Chợ Lớn ở TP.HCM, bạn có thể thưởng thức món cao quy linh, hay quy phục linh của người Hoa, có dạng thạch mềm, màu đen, chế biến từ nhiều loại thảo dược, nổi bật vị đắng đặc trưng. Để giảm bớt vị đắng này, thực khách có thể dùng kèm sữa đặc, mật ong... rưới lên. Ảnh: Tkhanh.foodie. Mẹo làm khổ qua dồn thịt ngọt nước Khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt là món ăn quen thuộc, xuất hiện nhiều trên mâm cơm gia đình. Người nội trợ có thể làm được tô canh dinh dưỡng này theo công thức sau.
Khổ qua: (mướp đắng) là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, được cho là giúp thanh nhiệt, giải độc. Vị đắng đặc trưng của khổ qua có thể khó ăn với một số người, song lại hấp dẫn với nhiều người khác. Nguyên liệu này được chế biến thành các món ngon như canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, gỏi khổ qua tôm thịt, khổ qua ăn sống với chà bông... Ở miền Nam, trong ngày Tết thường không thể thiếu khổ qua, với ý nghĩa theo lối chơi chữ là cầu mong mọi việc khổ sẽ qua. Ảnh: Helen Lê.
Măng đắng: là món ăn dân dã mà hấp dẫn của đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên liệu này có thể luộc chấm mắm tôm, nướng, xào lá lốt, làm món măng ớt ngâm (thường gọi tắt là món măng ớt), làm nem măng... Ảnh: Mia.
Gỏi sầu đâu: Về miền Tây, du khách có thể thưởng thức gỏi sầu đâu, làm từ lá non, hoa của cây sầu đâu với vị đăng đắng, chan chát đặc trưng. Nguyên liệu để trộn gỏi thường là khô cá lóc, khô cá sặc, thịt ba rọi luộc thái mỏng, dưa leo, cà chua, nước mắm pha... Ảnh: Mekong Kitchen.
Cà đắng: Đối với văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, cà đắng là một trong những nguyên liệu đặc trưng. Từ cà đắng, người ta có thể làm ra nhiều món ăn như gỏi cà đắng cá khô, canh cà đắng cá khô, cà đắng giã ớt rừng, cà đắng um (om) ếch... Ảnh: Dula.ede.
Canh lá đắng: Đến Thanh Hóa, nhất là khu vực miền núi, du khách có thể thưởng thức món canh lá đắng độc đáo. Món ăn khi mới thưởng thức có thể đem lại vị rất đắng, nhưng để lại hậu vị thanh mát hấp dẫn. Canh lá đắng thường nấu cùng thịt gà, lòng gà, song hiện nay cũng được nấu với thịt lợn, lòng lợn, cá mương... Ảnh: Kids Family Food.
Rau đắng: Ở Nam Bộ, rau đắng thường được ăn kèm trong món lẩu cá kèo, cá kèo nướng, cá kèo chiên giòn... Vị đăng đắng đặc trưng của rau đắng kết hợp cùng vị ngọt thịt, beo béo của cá kèo hấp dẫn người ăn. Ngoài ra, ở Nam Bộ, cháo cá lóc rau đắng, canh rau đắng... cũng rất được ưa chuộng. Rau đắng không chỉ là thực phẩm, mà còn được biết đến như vị thuốc hữu ích. Ảnh: Rio.thefoodlist_.
Cao quy linh: Đến khu Chợ Lớn ở TP.HCM, bạn có thể thưởng thức món cao quy linh, hay quy phục linh của người Hoa, có dạng thạch mềm, màu đen, chế biến từ nhiều loại thảo dược, nổi bật vị đắng đặc trưng. Để giảm bớt vị đắng này, thực khách có thể dùng kèm sữa đặc, mật ong... rưới lên. Ảnh: Tkhanh.foodie.
Mẹo làm khổ qua dồn thịt ngọt nước Khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt là món ăn quen thuộc, xuất hiện nhiều trên mâm cơm gia đình. Người nội trợ có thể làm được tô canh dinh dưỡng này theo công thức sau.