Cùng với bún chả cá, bánh hỏi lòng heo, bánh ít lá gai là những đặc sản Bình Định vinh dự được xếp vào danh sách Top 100 đặc sản Việt Nam (2020-2021). Đặc sản lạ tai bánh ít lá gai có mặt ở nhiều nơi song không đâu “vượt mặt” được loại bánh do người dân Bình Định dành cả tâm huyết làm nên. Những thực khách sành ăn cho biết, chỉ bánh ít lá gai Bình Định mới mang lại cảm giác dẻo mà không dính.Cắn nhẹ một miếng, vị bánh ít như tan chảy trong miệng. Từ từ cảm nhận, người ăn sẽ thấy được tinh hoa của đường, thơm của nếp, béo của dầu, bùi của đậu và đâu đó mùi thơm nồng vị gừng rất dễ gây “nghiện”.Quả thực, để có được thứ bánh mang đậm hương vị đất trời như vậy thì khâu chế biến vô cùng tỉ mỉ. Không chỉ dày công, người đứng bếp còn phải đặt cả cái tâm mình vào từng miếng bánh.Bột bánh được làm từ những chiếc lá gai to, già, dùng tay gỡ bỏ phần gân lá lớn để không bị vướng phần xơ. Sau khi tách, lá gai được luộc với lá gừng để tạo mùi thơm đặc trưng chừng 10-15 phút rồi vớt ra.Tiếp đó, cắt nhỏ lá rồi dùng cối giã nhuyễn. Những nghệ nhân làm bánh cho biết khâu giã rất quan trọng. Nên giã bằng tay thay vì dùng máy xay sinh tố để có được phần bột ngon mịn.Nếp mới đem vo sạch, ngâm trong nước vài giờ, sau đó xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo. Trộn bột nếp với bột lá gai và đường, ngào nhiều lần cho thật dẻo rồi cho vào cối giã nhuyễn. Khi giã, người làm bánh sẽ cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng, ăn nhiều mà không ngán.Ngoài phần bột bánh, nhân bánh cũng được “đầu tư” không kém vì nó được ví như “linh hồn” của đặc sản Bình Định. Để làm nhân bánh, người làm sẽ cẩn trọng chọn những trái dừa bánh tẻ nhằm tạo độ mềm xốp hài hòa, dùng dụng cụ bào sợi mỏng.Kết hợp dừa sợi với đậu xanh nấu chín giã nhuyễn cùng với đường và gừng để tạo hương vị riêng có của bánh ít lá gai Bình Định.Sau khi chuẩn bị phần vỏ và nhân bánh, người làm sẽ tiến hành gói. Một chiếc bánh ít lá gai “đạt chuẩn” phải có hình tháp, đáy vuông sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh.Sau khi hấp chín, bánh ít lá gai có màu xanh đen đặc trưng. Thưởng thức có vị bùi bùi của dừa, dẻo thơm của nếp, đậu xanh cùng cảm giác ngọt ngào lan tỏa.Không chỉ là món quà quê, bánh ít lá gai còn mang đầy đủ tính cách mộc mạc, chân chất, uy hùng như ngọn tháp, ấm áp của con người Bình Định.Vì lý do này, bánh ít lá gai được chọn nhiều trong các nghi lễ quan trọng hoặc dịp đại lễ của người dân địa phương. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Lạp sườn Cao Bằng - Đặc sản vùng Đông Bắc. Nguồn: VTV24
Cùng với bún chả cá, bánh hỏi lòng heo, bánh ít lá gai là những đặc sản Bình Định vinh dự được xếp vào danh sách Top 100 đặc sản Việt Nam (2020-2021).
Đặc sản lạ tai bánh ít lá gai có mặt ở nhiều nơi song không đâu “vượt mặt” được loại bánh do người dân Bình Định dành cả tâm huyết làm nên. Những thực khách sành ăn cho biết, chỉ bánh ít lá gai Bình Định mới mang lại cảm giác dẻo mà không dính.
Cắn nhẹ một miếng, vị bánh ít như tan chảy trong miệng. Từ từ cảm nhận, người ăn sẽ thấy được tinh hoa của đường, thơm của nếp, béo của dầu, bùi của đậu và đâu đó mùi thơm nồng vị gừng rất dễ gây “nghiện”.
Quả thực, để có được thứ bánh mang đậm hương vị đất trời như vậy thì khâu chế biến vô cùng tỉ mỉ. Không chỉ dày công, người đứng bếp còn phải đặt cả cái tâm mình vào từng miếng bánh.
Bột bánh được làm từ những chiếc lá gai to, già, dùng tay gỡ bỏ phần gân lá lớn để không bị vướng phần xơ. Sau khi tách, lá gai được luộc với lá gừng để tạo mùi thơm đặc trưng chừng 10-15 phút rồi vớt ra.
Tiếp đó, cắt nhỏ lá rồi dùng cối giã nhuyễn. Những nghệ nhân làm bánh cho biết khâu giã rất quan trọng. Nên giã bằng tay thay vì dùng máy xay sinh tố để có được phần bột ngon mịn.
Nếp mới đem vo sạch, ngâm trong nước vài giờ, sau đó xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo. Trộn bột nếp với bột lá gai và đường, ngào nhiều lần cho thật dẻo rồi cho vào cối giã nhuyễn. Khi giã, người làm bánh sẽ cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng, ăn nhiều mà không ngán.
Ngoài phần bột bánh, nhân bánh cũng được “đầu tư” không kém vì nó được ví như “linh hồn” của đặc sản Bình Định. Để làm nhân bánh, người làm sẽ cẩn trọng chọn những trái dừa bánh tẻ nhằm tạo độ mềm xốp hài hòa, dùng dụng cụ bào sợi mỏng.
Kết hợp dừa sợi với đậu xanh nấu chín giã nhuyễn cùng với đường và gừng để tạo hương vị riêng có của bánh ít lá gai Bình Định.
Sau khi chuẩn bị phần vỏ và nhân bánh, người làm sẽ tiến hành gói. Một chiếc bánh ít lá gai “đạt chuẩn” phải có hình tháp, đáy vuông sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh.
Sau khi hấp chín, bánh ít lá gai có màu xanh đen đặc trưng. Thưởng thức có vị bùi bùi của dừa, dẻo thơm của nếp, đậu xanh cùng cảm giác ngọt ngào lan tỏa.
Không chỉ là món quà quê, bánh ít lá gai còn mang đầy đủ tính cách mộc mạc, chân chất, uy hùng như ngọn tháp, ấm áp của con người Bình Định.
Vì lý do này, bánh ít lá gai được chọn nhiều trong các nghi lễ quan trọng hoặc dịp đại lễ của người dân địa phương. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Lạp sườn Cao Bằng - Đặc sản vùng Đông Bắc. Nguồn: VTV24