Gây hại sức khỏe. Bình thường, không khí đi qua mũi sẽ được loại bỏ chất độc, phần tử lạ. Nó cũng được làm ẩm, làm ấm để phù hợp với chức năng hô hấp của phổi. Mở miệng khi ngủ khiến không khí qua miệng vào cơ thể, không nhận được những lợi ích trên.Ngưng thở khi ngủ. Theo chuyên gia sức khỏe, thở bằng miệng có thể gây nên chứng ngưng thở khi ngủ. Đây được xem là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của thói quen này.Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng ngừng thở trong một khoảng thời gian nhất định khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra do sự kích ứng lên hệ hô hấp, thường có triệu chứng ngáy to, thức dậy với miệng khô, mất ngủ, mệt mỏi vào ban ngày.Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm. Nó cũng được xem là có thể gây ra các vấn đề khác như tim, gan và trao đổi chất. Khô miệng và sâu răng. Khi thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và khoang miệng, trong đó bao gồm cả nướu. Điều này làm thay đổi môi trường vi khuẩn sống trong miệng, gây các vấn đề về nướu, sâu răng.Khớp cắn kém, các vấn đề về răng. Bên cạnh việc khô miệng và sâu răng, thở bằng miệng còn gây ra một loạt các vấn đề liên quan đến răng và hàm. Chẳng hạn, răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc, cười hở lợi...Gây hôi miệng: Hôi miệng là kết quả của sự phát triển quá mức vi khuẩn trong miệng. Tình trạng khô nước bọt ở miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dễ xảy ra khi khoang miệng bị khô do thở bằng miệng. Ngoài ra, việc hít một số chất gây dị ứng và vi khuẩn thông qua miệng cũng có thể làm tăng chứng hôi miệng.Khuôn mặt dài và hẹp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thở bằng miệng cũng khiến phần dưới gương mặt dài hơn. Đặc điểm này thể hiện khá rõ ở trẻ sau 5 tuổi.Ngoài việc nửa dưới khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng còn có thể dẫn đến tình trạng mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc.Mời độc giả xem video: Vì sao nên ngủ vào 22h? Nguồn: Zingnews.
Gây hại sức khỏe. Bình thường, không khí đi qua mũi sẽ được loại bỏ chất độc, phần tử lạ. Nó cũng được làm ẩm, làm ấm để phù hợp với chức năng hô hấp của phổi. Mở miệng khi ngủ khiến không khí qua miệng vào cơ thể, không nhận được những lợi ích trên.
Ngưng thở khi ngủ. Theo chuyên gia sức khỏe, thở bằng miệng có thể gây nên chứng ngưng thở khi ngủ. Đây được xem là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của thói quen này.
Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng ngừng thở trong một khoảng thời gian nhất định khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra do sự kích ứng lên hệ hô hấp, thường có triệu chứng ngáy to, thức dậy với miệng khô, mất ngủ, mệt mỏi vào ban ngày.
Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm. Nó cũng được xem là có thể gây ra các vấn đề khác như tim, gan và trao đổi chất.
Khô miệng và sâu răng. Khi thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và khoang miệng, trong đó bao gồm cả nướu. Điều này làm thay đổi môi trường vi khuẩn sống trong miệng, gây các vấn đề về nướu, sâu răng.
Khớp cắn kém, các vấn đề về răng. Bên cạnh việc khô miệng và sâu răng, thở bằng miệng còn gây ra một loạt các vấn đề liên quan đến răng và hàm. Chẳng hạn, răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc, cười hở lợi...
Gây hôi miệng: Hôi miệng là kết quả của sự phát triển quá mức vi khuẩn trong miệng. Tình trạng khô nước bọt ở miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dễ xảy ra khi khoang miệng bị khô do thở bằng miệng. Ngoài ra, việc hít một số chất gây dị ứng và vi khuẩn thông qua miệng cũng có thể làm tăng chứng hôi miệng.
Khuôn mặt dài và hẹp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thở bằng miệng cũng khiến phần dưới gương mặt dài hơn. Đặc điểm này thể hiện khá rõ ở trẻ sau 5 tuổi.
Ngoài việc nửa dưới khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng còn có thể dẫn đến tình trạng mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc.
Mời độc giả xem video: Vì sao nên ngủ vào 22h? Nguồn: Zingnews.