Các loại quả mọng
Không chỉ dùng để xay sinh tố, quả mọng còn là nguyên liệu trong nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên thời gian sử dụng của chúng khá ngắn. Bảo quản không đúng cách dễ bị thối, hỏng.
Muốn bảo quản quả mọng cả năm, bạn có thể học theo cách của các đầu bếp lâu năm hướng dẫn.
- Quả mọng mua về rửa sạch, để cho ráo nước.
- Cho quả mọng vào túi zíp, buộc chặt miệng túi lại rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh.
Quả mọng cho vào túi zíp bỏ ngăn đá tủ lạnh, có thể bảo quản được nhiều năm.
Rau củ
Ngoài trữ đông, từ xa xưa người Việt đã có cách để bảo quản rau củ lâu hơn đó chính là muối chua.
Tất cả các loại rau đều có thể đem đi muối chua, trong đó phổ biến là dưa chuột, rau cải. Theo khảo sát, dưa chuột muối chua có thể để được tận 2 năm.
Tùy vào từng loại rau mà thời gian bảo quản khác nhau. Chẳng hạn rau cải muối chua theo cách thông thường sẽ trữ được khoảng 1-2 tuần, cà chua muối được 1 tháng còn dưa chuột muối là 2 năm.
Nguyên tắc muối chua là pha hỗn hợp giấm, nước, muối (có thể thêm đường) rồi cho rau củ vào ngâm là được. Bạn đừng quên dùng vật nặng nén để rau củ không bị nổi lên trên mặt nước. Như vậy sẽ kéo dài được thời gian bảo quản.
Cà rốt
Cà rốt thông thường sẽ giữ được khoảng 1-2 tuần nhưng có 1 cách giúp cà rốt để được tới 25 năm không thối hỏng đó là sấy khô.
Trước tiên bạn cần gọt vỏ, rửa cà rốt cho sạch sau đó thái miếng vừa ăn. Bạn đem phơi cà rốt thật khô hoặc sấy máy. Cà rốt sấy khô có thể để được rất lâu vì đã hút đi một lượng nước không nhỏ nên bạn không sợ chúng thối, hỏng.
Táo
Cũng như cà rốt, táo có thể để được rất lâu nếu bạn đem sấy khô. Nghiên cứu cho thấy, táo sấy khô sẽ giữ được tới 20 năm mà không bị biến chất hay thay đổi hương vị.
Cách làm là rửa sạch táo, chần qua nước nóng rồi đem đi sấy cho thật khô. Bạn cất miếng táo đã được sơ chế vào túi hoặc lọ có nắp rồi đậy kín lại.
Các loại hạt
Đây là nguồn bổ sung protein dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt là khi bạn có thể để chúng bao lâu tùy thích mà không sợ ôi, thiu. Nhưng nếu trữ theo cách thông thường sẽ dễ khiến hạt bj mốc do ẩm thấp.
Muốn tăng thời gian bảo quản hạt, bạn nên phơi chúng thật khô rồi cho vào túi zíp. Bạn cất ngay túi hạt trong ngăn đông của tủ lạnh. Bằng cách này, hạt có thể giữ được 1-2 năm mà không bị thay đổi về hương vị. Có một số loại hạt có thể bảo quản lâu hơn bình thường chẳng hạn như hạnh nhân.
Si-rô trái cây
Nếu biết cách bạn có thể bảo quản siro làm từ trái cây vô thời hạn. Bạn cho siro vào lọ có nắp đậy rồi trữ đông nó. Siro dùng để ăn kèm với bánh mì hoặc làm bánh, kẹo đều rất ngon.
Cá
Cá đóng hộp thường có hạn sử dụng khá lâu. Chẳng hạn cá ngừ đóng hộp có thể giữ được tới 3 năm. Bạn lưu ý cá hộp sau khi mở nắp phải dùng hết trong 1-7 ngày để tránh lâu ngày cá hỏng không ăn được.
Mật ong
Mật ong có thể dùng thay thế đường hoặc làm thuốc hỗ trợ điều trị các chứng ho, rát họng. Mật ong để được rất lâu với điều kiện bạn phải cho mật vào lọ thủy tinh và đặt ở các khu vực thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Sữa bột
Nếu như sữa tươi nhanh hỏng thì sữa bột lại bảo quản được rất lâu. Bạn có thể trữ được tới 25 năm nhưng để được như vậy thì bột sữa phải cho vào hộp kín khí, không để có hơi ẩm.
Giấm ăn
Giấm ăn cũng có thể bảo quản vô thời hạn. Bạn có thể cho chúng vào hộp kín rồi đậy lại nhưng nhớ đặt hũ giấm tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng. Nếu làm tốt điều này, giấm ăn có thể bảo quản được rất lâu mà không bị hỏng.