Xiaojuan, 6 tuổi ở Trung Quốc là một cô bé vô cùng dễ thương. Là con đầu lòng nên bố mẹ mẹ hết sức quan tâm đến bé.
Lo lắng con sẽ thua thiệt so với bạn đồng lứa nên mẹ Xiaojuan đã sớm tìm hiểu các lớp học năng khiếu để cho con theo học từ nhỏ. Mẹ Xiaojuan rất thích con được học nhảy, vì vậy cô đã đăng kí cho bé một lớp học nhảy và rất ưng ý về trung tâm này.
Tuy nhiên, khoảng thời gian sau khi bé được đi học nhảy về, bà mẹ thấy con gái có những biểu hiện hơi khác so với trước đó. Mỗi lần muốn thay quần áo, cô bé không nhờ mẹ thay mà luôn đi vào trong phòng của mình, đóng cửa và tự thay.
"Tại sao con bé lại trốn mình? Con có điều gì đang giấu kín? Vì sao con lại phải vào trong phòng, khóa cửa trong khi ở nhà chỉ có hai mẹ con?" là những câu hỏi khiến người mẹ trẻ luôn lo lắng bấy lâu nay. Vì thế, bà mẹ quyết tâm tìm hiểu vấn đề.
Trong một lần thấy con gái đi vào phòng để thay đồ như thường lệ, mẹ Xiaojuan đã bí mật lén mở cánh cửa phòng thật khẽ để không bị phát hiện.
|
Người mẹ trẻ đã lén nhìn con gái trong phòng để xem bé thực sự làm gì. (Ảnh minh họa) |
Thế nhưng, cảnh tượng trước mắt lúc đó thực sự đã khiến cô vô cùng đau lòng. Khắp cơ thể cô con gái 6 tuổi chi chít những vết bầm thâm tím, thậm chí có những vết nổi màu xanh. Bà mẹ mở toang cánh cửa vội bước vào và hỏi cô con gái về nguồn gốc những vết thương trên người.
|
Cô vô cùng sốc khi nhìn thấy những vết thương bầm tím trên cơ thể con gái. Ảnh minh họa |
Xiaojuan bắt đầu mếu máo, bé bật khóc rồi nhìn mẹ một cách sợ sệt. Sau khi được mẹ an ủi và động viên, cô bé cho biết những vết thương là do bé bị ngã trong quá trình tập nhảy. Cô bé cũng thổ lộ bản thân không thích tập nhảy vì việc tập nhảy khó khăn, khiến bé bị thương nhưng không muốn làm mẹ đau lòng, không muốn làm trái ý mẹ, sợ mẹ buồn nên Xiaojuan nén cơn đau, giấu kín những vết thương và cố gắng đi học nhảy như thường lệ. Nghe con gái tường thuật lại tất cả, người mẹ ôm con vào lòng, vừa khóc vừa cảm thấy ân hận vô cùng.
Trên thực tế, câu chuyện đau lòng xảy đến với cô bé 6 tuổi Xiaojuan nói trên không phải là hiếm gặp. Có rất nhiều đứa trẻ trở thành "nạn nhân" phải học thêm quá nhiều thứ ngay từ những ngày còn nhỏ chỉ vì để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của cha mẹ. Có đứa trẻ được cha mẹ quan tâm nhưng cũng có những em bé bị cha mẹ ngó lơ, không cần biết trẻ có yêu thích hay không, có phù hợp hay không, đứa bé vẫn phải học, theo đuổi những điều mà cha mẹ đã đề ra.
Vì vậy, qua câu chuyện nói trên, hy vọng những bậc phụ huynh sẽ coi đó là một bài học cho chính bản thân mình, trước khi đưa trẻ đến một lớp học thêm nào đó, chúng ta cần:
- Trò chuyện để hiểu bé thích học môn nghệ thuật nào: Mong muốn là của người lớn nhưng người học lại là những đứa trẻ. Có thể cha mẹ muốn con học thêm môn này nhưng con lại không thích hoặc thích học môn khác. Sự gượng ép không đem đến hiệu quả cao khi học cho đứa trẻ mà còn hình thành tư tưởng không thoải mái, đứa trẻ cảm thấy việc học là gượng ép. Trong một số tình huống còn tạo tâm lý không tốt cho bé, đứa trẻ trở nên cục cằn, thô lỗ hoặc ít tâm sự với cha mẹ hơn.
- Theo dõi sự tiếp thu của trẻ: Theo dõi sự thích ứng của con với môi trường học. Nếu sự thích ứng không tốt hoặc không đạt hiệu quả, cần trò chuyện lại với con để hiểu những vướng mắc con đang gặp phải. Có thể vướng mắc xuất phát từ chính bản thân con (con không thích) hoặc xuất phát từ nơi con theo học (thầy cô tạo áp lực...).
- Dạy cho trẻ biết yêu thương và tôn trọng bản thân: Việc tôn trọng sở thích và thân thể là một yếu tố cha mẹ cần dạy bé ngay từ đầu để bé biết mình có quyền từ chối/đáp ứng để bảo vệ chính bản thân mình. Nếu con không thích có thể từ chối, nếu cơ thể con không đáp ứng được nhu cầu môn học hãy trao đổi lại điều đó với cha mẹ hoặc thầy cô để tìm hướng phát triển tốt nhất.