Mẹ chồng cứ thế này bảo sao các nàng dâu đều sợ Tết!

Google News

Con nhỏ lỉnh kỉnh đồ đạc như dọn nhà về nội ăn Tết, các nàng dâu thì bị giam mình trong gian bếp, vật vã với đống bát đũa suốt mấy ngày Tết... trong khi nhà chồng ăn uống nhậu nhẹt kéo dài hết ngày này sang ngày khác.

Gặp cô bạn tên Hương học cùng mấy năm Đại học đang tay xách nách mang đủ thứ, tôi lại gần xách đỡ bạn rồi hỏi thăm bởi lâu lâu mới có dịp gặp nhau. Gần siêu thị có quán trà đá, cả hai tranh thủ ngồi hàn huyên đôi chuyện. Tôi hỏi: Tết năm nay Hương về quê chồng mùng mấy lên Hà Nội để tớ đến nhà chơi? Hương bảo thì năm nào cũng hết Tết mới đi được…..
Me chong cu the nay bao sao cac nang dau deu so Tet!
 Ngày Tết, các nàng dâu thì bị giam mình trong gian bếp và vật vã với đống bát đũa suốt mấy ngày... trở thành nỗi ám ảnh sợ Tết....
"Hương than thở: Lại chuyện tết nhất, bận rộn, mệt mỏi kinh khủng sợ thật cậu ạ! Thế mà cũng đã sang năm thứ 10 tớ ăn Tết ở nhà chồng và làm nghĩa vụ của nàng dâu.
Năm nào tớ cũng phải tất tả ngược xuôi mua sắm quà biếu Tết, sắm Tết… và rất nhiều việc phải làm tốn thời gian, sức lực, tiền bạc và phải vận dụng cả trí thông minh, sự khéo léo để có bữa cơm sum vầy. Nào là bánh trái đi biếu anh em họ hàng, nào là thực phẩm thịt thà cho mấy ngày Tết phải tính xem ăn gì, mua gì…. Bởi điệp khúc mẹ chồng gọi điện lên năm nào cũng như năm nào: “Nhà có mấy con gà rồi, ăn Tết thoải mái các con ạ!”
Đi làm theo lịch nhà nước đến ngày nghỉ mới được nghỉ, như năm nay làm hết 27 Tết tớ mới được nghỉ thì ngày 28 cũng phải sửa soạn những thứ còn thiếu, đến sáng 29 mới về quê được. Ấy vậy mà, mẹ chồng tớ cứ liên tục gọi điện lên hỏi bao giờ các con về, sao về muộn thế….??? Thật rõ khổ.
Chuỗi ngày nghỉ Tết về quê chồng là chuỗi ngày bếp núc cậu ạ.
Ngày 30 Tết ở nhà chồng, sáng tớ phải dậy sớm đi chợ quê để mua thêm những thứ rau, hành còn thiếu và bắt đầu công cuộc bếp núc với bữa cơm tất niên và chuẩn bị đồ cúng cho đêm giao thừa… mãi đến khoảng 2 giờ sáng mới được lên giường ngủ chợp mắt.
Mùng 1 Tết, mệt vẫn phải bật dậy sớm lo làm mâm cơm cúng. Sau khi ăn uống, dọn dẹp, rửa bát xong lại vội vàng sửa soạn cùng gia đình đi chúc Tết khắp họ hàng, làng xóm… Hêt sngayf mùng 1 tớ mệt bã người.
Sang ngày mùng 2, tớ cố ngủ thêm cũng khó. Chưa đến 7 giờ sáng, mẹ chồng tớ cứ đi qua đi lại đầu giường, kéo cửa liên tục rồi kêu các cháu dậy đi muộn rồi, thử hỏi như vậy cậu có dám nằm ngủ nữa không? Tớ lại bật dậy và tiếp tục làm mấy mâm cơm vì theo thường lệ đây là ngày các anh chị nhà chồng đến tụ họp. Sau đó, lại điệp khúc ăn uống, rửa bát dọn dẹp rồi tiếp tục đi chúc Tết họ hàng nhà ngoại của mẹ chồng tớ.
Đến ngày mùng 3, tớ phải dặn chồng xin phép bố mẹ từ sáng để chiều lên Hà Nội để còn tới nhà ngoại mà vẫn bị mẹ chồng tớ tỏ ra kém hài lòng khi buông câu: Đi gì sớm thế? Mà kiêng, ai đi mùng 3….
Tớ thật chẳng hiểu nổi vì sao những ngày Tết mẹ chồng tớ lại khoán trắng cho con dâu, không hề động tay chân vào việc bếp núc. Cùng lắm bà mua sẵn ít thịt bò, xương lợn chất vào ngăn đá tủ lạnh, rồi đợi con dâu về thì bàn giao…
Còn chồng tớ, bình thường rất chăm chỉ, có thể sẵn sang nấu cơm, rửa bát, cho con ăn khi tớ bận, tớ mệt…. nhưng ngày Tết về quê thì không, lúc nào cũng tay đút túi quần thôi, buồn lắm!
Cả năm đi làm, mang tiếng ngày Tết được nghỉ làm nhưng tớ còn thấy mệt, thấy vất vả hơn, cậu ạ. Vì thế, chả mong đến Tết bao giờ mà sao nó nhanh đến thế?! Tết năm nay lại tiếp tục chuỗi ngày như thế cậu ạ."
Có lẽ, câu chuyện về nỗi sợ Tết của cô bạn tôi kể trên cũng là nỗi niềm của không ít chị em mỗi khi tết đến xuân về. Và nỗi sợ đeo đẳng mỗi năm khi nghĩ đến Tết, Tết thì có gì vui với các chị em lấy chồng quê?
Theo Minh Thư/Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)