Bác sĩ y học Trung Quốc, Lưu Uyển Nhung chia sẻ với Ettoday, trong phòng khám cô đã gặp một phụ nữ 38 tuổi họ Triệu, sau khi sinh cô muốn giảm cân. Trước khi mang thai cô chỉ nặng 58kg, khi mang thai cô tăng lên thành 80kg, kèm theo bị tăng huyết áp nhẹ.
Sau khi sinh con gái, mặc dù thể trọng có giảm, nhưng mẹ chồng vẫn bồi bổ và yêu cầu cô “không được uống nước lọc, chỉ được uống nước canh” đế chăm sóc sức khỏe. Bởi vì mẹ chồng bồi bổ cho cô con dâu bằng canh gà, canh xương hầm,… sau đó cân nặng của cô Triệu lại tăng lên 80kg. Trong thời gian cô Triệu cho con bú thì nhà chồng lại yêu cầu có bầu đứa thứ 2, và hy vọng mang thai một bé trai. Nhưng cô Triệu vẫn quyết tâm đến gặp bác sĩ giúp giảm cân, rồi mới mang bầu lần 2.
Bác sĩ Lưu Uyển Nhung giải thích, phụ nữ ở giai đoạn cuối thai kỳ vừa bị huyết áp cao vừa thừa cân rất nguy hiểm, cộng thêm việc khi chuẩn bị mang thai lần 2 gần 40 tuổi, tuổi cao cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, do đó kiến nghị cô Triệu trước tiên phải giảm 10kg. Mặc dù tháng đầu tiên cô Triệu đã giảm được 5kg, nhưng khi điều trị đến tháng thứ 2 cô bị mẹ chồng ngăn cản và nói “phải mang thai đứa thứ 2, giảm béo làm gì”, do đó quá trình giảm cân bị gián đoạn.
|
Mẹ chồng không cho con dâu giảm cân để có bầu đứa thứ 2 |
Bác sĩ Lưu Uyển Nhung còn chia sẻ: “Người mẹ chồng chua chát mắng cô Triệu: "Cô đừng đem tiền lãng phí vào việc giảm cân, hãy tiêu vào việc sinh con, cô nên sớm mang thai đứa thứ 2, hãy nói với bác sĩ không cần giảm cân, mà hãy giúp cô có loại thuốc nào uống vào có thể sinh con trai!”. Sau 2 năm cô Triệu lại xuất hiện, cơ thể khô khan, khí sắc tiều tụy, ánh mắt lờ đờ, cân nặng hiện tại chỉ còn 50kg, sau khi được bác sĩ chăm sóc, nước mắt cô rơi lã chã.
Cô Triệu đã gầy hơn sau khi sinh đứa con đầu lòng, nhưng vì mẹ chồng muốn cô sinh con trai, nên đã cắt thuốc nam cho cô uống thử. Sau khi mang thai đứa thứ 2 cân nặng của cô Triệu dần tăng lên. Tuy nhiên, do thừa cân, tuổi cao cộng béo phì gây ra “tăng huyết áp thai kỳ”. Bác sĩ Khoa sản khuyên cô Triệu nên uống thuốc hạ huyết áp, nhưng mẹ chồng cô nghe nói thuốc hạ huyết áp đối với thai nhi không tốt và cấm cô uống, cuối cùng giữa giai đoạn thai kỳ cô bị sản giật, và thai nhi 5 tháng đã chết lưu trong bụng.
Bác sĩ Lưu Uyển Nhung nói cô Triệu đã rất đau khổ sau khi mất con, mẹ chồng không những không an ủi còn trách cô Triệu không biết giữ con khiến cô Triệu căng thẳng tinh thần, không thể ăn uống, không thể ngủ, cô bị trầm cảm nặng, thậm chí cô còn phải uống thuốc ngủ. Cuối cùng dẫn đến cơ thể gầy gò, suy sụp tinh thần, đồng thời còn mất kinh nguyệt. Sau khi nghe sự việc, bác sĩ Lưu hết sức bức xúc nhưng cũng không thể giúp gì cho cô Triệu được nữa.
Những nguy cơ của phụ nữ béo phì khi mang thai
1. Khó thụ thai
Béo phì gây rối loạn nội tiết với các biểu hiện như rối loạn kinh nguyệt, liên quan mật thiết đến hội chứng buồng trứng đa nang, tăng đề kháng insuline, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển trứng và rụng trứng bình thường.
Ngoài ra khi trứng đã rụng, tình trạng thừa cân cũng làm cho trứng khó thụ tinh và làm tổ bình thường nên khả năng vô sinh sẽ cao hơn.
2. Phôi thai kém chất lượng
Ở phụ nữ béo phì chất lượng phôi kém hơn bình thường, quá trình thụ tinh và làm tổ trong tử cung mong manh và dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chuyển hoá, dẫn đến nhiều triệu chứng của bệnh vô sinh.
Béo phì còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị vô sinh. Căn bệnh khiến cơ thể bạn có những biến đổi không tốt như biến đổi về nội tiết liên quan đến khả năng sinh sản. Cụ thể việc đáp ứng các kỹ thuật trị liệu chứng hiếm muộn trở nên kém linh hoạt. Nếu không có giải pháp khả thi, hiếm muộn có thể chuyển hoá thành vô sinh.
3. Dễ gây sảy thai, sinh non
Sự phát triển của chứng béo phì tỷ lệ thuận với khả năng sảy thai, sinh non. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia về lĩnh vực sức khoẻ sinh sản, nguyên nhân là bản thân chất lượng phôi thai kém và thay đổi bất lợi của nội mạc tử cung.
4. Tăng nguy cơ thai chết lưu
Biến chứng của béo phì như tăng huyết áp, tim mạch, đái đường… gây nên các bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đó còn là nguyên nhân làm gia tăng các biến cố sản khoa như dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tiền sản giật, mất tim thai trong bụng mẹ...