Theo bác sĩ y tá Lois McGuire từ Mayo Clinic, tiêu chảy trong ngày “đèn đỏ” không phải là điều đáng lo ngại.
Thay đổi phân trong kỳ kinh nguyệt có thể là do mức progesterone và co bóp tử cung
Theo lý thuyết, phân thay đổi trong ngày “đèn đỏ” có thể có liên quan đến mức progesterone - một trong những hormone giới tính liên quan đến kinh nguyệt và mang thai. Trong giai đoạn hoàng thể của kỳ kinh nguyệt, hoặc nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, tức là ngay trước khi bạn có kinh nguyệt, mức progesterone tăng lên. Bác sĩ Lois McGuire cho biết: “Progesterone làm đường tiêu hóa chậm lại và khiến mọi người bị táo bón trước, và sau đó thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy ngay khi progesterone giảm xuống”. Mức progesterone giảm là nguyên nhân cũng khiến bạn có kinh nguyệt.
|
Ảnh minh họa. |
Thứ hai, khi mức progesterone giảm xuống, tử cung sẽ loaại bỏ niêm mạc (tạo ra máu trong một kỳ kinh nguyệt). Prostaglandin là những chất nội tiết tố có liên quan đến đau và viêm, có thể là nguyên nhân khiến các cơ này co lại. The bác sĩ Lois McGuire, prostaglandin có tác dụng nhuận tràng. Các chuyên gia hàng đầu tin rằng chúng cũng có thể góp phần gây ra bệnh tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt.
Có một vài cách khác nhau để kiểm soát phân ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt
Ăn thức ăn thô như vỏ của trái cây, đậu, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt đều khiến cơ thể khó tiêu hóa. Thực phẩm nguyên chất như gạo nâu, bông cải xanh, rau chân vịt, cà rốt, dưa chuột, rau diếp, cần tây và bí ngòi cũng chứa chất xơ không hòa tan và có thể gây tiêu chảy. Tuy nhiên, cắt những thực phẩm này ra khỏi chế độ uống có thể không phải là một ý tưởng hay, vì chúng giúp kiểm soát cân nặng, giảm một số nguy cơ mắc bệnh tim và là nguồn vi khuẩn tốt cho đường ruột. Do đó, bạn nên ăn ít thức ăn này.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Hilary Shaw,m ặt khác, thực phẩm có chất xơ hòa tan có thể giúp tiêu chảy bằng cách hấp thụ nước và thêm số lượng lớn vào phân. Thực phẩm có chất xơ hòa tan bao gồm yến mạch, các loại đậu, khoai lang, táo, xoài, mận, quả mọng, đào, kiwi và quả sung cũng chứa chất xơ hấp thụ chất lỏng làm tăng lượng phân.
Ngoài ra, những người bị tiêu chảy trong ngày “đèn đỏ” cũng có thể cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai với estrogen và progesterone liên tục. Phương pháp này có hiệu quả tốt nhất nếu bạn đang sử dụng một viên thuốc trị liệu có liều hormone tương tự như uống thuốc trong 3 tuần.
Nhưng ngay cả dùng thuốc tránh thai cũng gây tiêu chảy hoặc thay đổi phân, vì thuốc này giúp ngăn mức progesterone tăng lên nhiều. Nó cũng ngăn ngừa rụng trứng, và rụng trứng và đây là nguyên nhân khiến progesterone tăng lên.
Vì vậy, dùng thuốc tránh thai có thể hữu ích hoặc bạn có thể dùng nó liên tục chỉ để tránh kinh nguyệt và tránh các triệu chứng khác trong kỳ kinh nguyệt. Mọi người thường lo lắng rằng uống thuốc tránh thai liên tục sẽ làm ảnh hưởng theo một cách nào đó, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe.
Các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố khác như vòng tránh thai cũng có thể giúp giảm tiêu chảy hoặc táo bón vì chúng thường giúp ngăn ngừa chuột rút, nhưng không ngăn rụng trứng.
Trong một số trường hợp, bạn có thể phải gặp bác sĩ
Bác sĩ Lois McGuire nói rằng tiêu chảy hoặc táo bón trong ngày “đèn đỏ” thường không phải là điều đáng lo ngại, nhưng nếu bạn còn bị đau - tệ hơn là chuột rút - bạn có thể phải gặp bác sĩ.
Nếu bạn bị đau bụng kinh và tiêu chảy, bạn có thể mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Theo Bệnh viện Winnie Palmer, nếu cơn đau không thể được kiểm soát bằng ibuprofen đó có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung. Những người mắc hội chứng ruột kích thích cũng có thể gặp phải các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt, nhưng điều đó thường không đáng lo ngại.
Nói chung, thay đổi phân kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần thay đổi lối sống là không cần phải tới phòng vệ sinh quá nhiều.