Đặt báo thức nhiều lần
Bạn nghĩ rằng đặt báo thức rồi tắt đi sẽ khiến bạn được ngủ nhiều hơn một chút nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Khi bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trong một khoảng thời gian ngắn, và lại để tiếng báo thức khác đánh thức bạn dậy, bạn sẽ khiến bản thân rơi vào vòng tuần hoàn ngủ – thức không đều đặn, cơ thể sẽ chỉ càng thêm mệt mỏi khi thức dậy. Hãy đặt báo thức chính xác vào thời điểm bạn cần dậy thôi nhé!"Dán mắt" vào các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử sẽ kích thích trí óc và khiến bạn thức lâu hơn. Vì vậy, thói quen xấu xem TV, đọc báo hay chơi game trên điện thoại trước khi ngủ sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn. Ánh sáng từ các thiết bị này có thể làm gián đoạn sự hoạt động của hormone Melatonin, chịu trách nhiệm chính trong việc điều khiển vòng tuần hoàn ngủ. Vậy nên, hãy bỏ máy tính và điện thoại sang một bên trước khi ngủ, thay vào đó, đọc sách sẽ có ích hơn đấy.Thiếu ánh sáng trong phòng
Mặc dù bạn nên ngủ trong bóng tối, nhưng hãy mở màn ra khi trời sáng nhé. Để ánh sáng vào phòng sẽ đánh thức sự hoạt động của đồng hồ sinh học bên trong bạn, khiến cơ thể bạn trở nên tràn đầy năng lượng.Uống nhiều cà phê vào buổi chiều
Nhiều người cần cà phê để giữ bản thân tỉnh táo suốt một ngày, khoa học đã chứng minh uống cà phê sau 2 giờ chiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Henry Ford bang Michigan, chất gây nghiện caffein trong cà phê có thể làm giảm chất lượng cũng như thời gian ngủ của bạn vào ban đêm. Các bạn có thể uống trà hoặc cà phê vào ban ngày, nhưng hãy hạn chế thói quen xấu là uống chúng sau 2 giờ chiều nhé, để cơ thể có thể ngủ đúng giờ và giấc ngủ được sâu hơn.Thời gian ngủ không đều
Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian trong suốt 7 ngày một tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể làm quen với chu kỳ sinh hoạt của bạn, và nó sẽ báo cho bạn biết khi nào bạn cần nghỉ ngơi. Hơn nữa, có lịch ngủ cố định khiến các giấc ngủ được đồng nhất hơn.Ăn vặt trước khi đi ngủ
Ăn quà vặt trước khi ngủ cũng là một thói quen xấu tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Quá trình tiêu hóa cũng cần có thời gian, dù một muỗng kem có thể khiến bạn no và kích thích cảm giác buồn ngủ, nhưng cơ thể bên trong bạn đã bị kích hoạt rồi. Hãy lên kế hoạch ăn trước giờ ngủ 3 – 4 tiếng để bạn không cảm thấy đói vào ban đêm nữa. Việc này sẽ khiến bạn ngủ yên giấc hơn, vì các cơn đau bụng đều có khả năng xen ngang giấc ngủ của bạn.Căng thẳng trong cuộc sống
Có thể bạn đang lo lắng về một biến cố, hoặc bạn đang phải chịu đựng chấn thương tâm lý nào đó. Đó có thể là một công việc mà bạn không thích, một mối quan hệ tan vỡ, hoặc đơn giản là bạn không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Căng thẳng và lo lắng không chỉ gây ra các vấn đề về giấc ngủ mà nó còn khiến bạn mệt mỏi. Hãy thử tập thiền trước khi ngủ, hoặc tập vài động tác yoga để giải phóng lo âu trước khi ngủ.
Đặt báo thức nhiều lần
Bạn nghĩ rằng đặt báo thức rồi tắt đi sẽ khiến bạn được ngủ nhiều hơn một chút nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Khi bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trong một khoảng thời gian ngắn, và lại để tiếng báo thức khác đánh thức bạn dậy, bạn sẽ khiến bản thân rơi vào vòng tuần hoàn ngủ – thức không đều đặn, cơ thể sẽ chỉ càng thêm mệt mỏi khi thức dậy. Hãy đặt báo thức chính xác vào thời điểm bạn cần dậy thôi nhé!
"Dán mắt" vào các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử sẽ kích thích trí óc và khiến bạn thức lâu hơn. Vì vậy, thói quen xấu xem TV, đọc báo hay chơi game trên điện thoại trước khi ngủ sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn. Ánh sáng từ các thiết bị này có thể làm gián đoạn sự hoạt động của hormone Melatonin, chịu trách nhiệm chính trong việc điều khiển vòng tuần hoàn ngủ. Vậy nên, hãy bỏ máy tính và điện thoại sang một bên trước khi ngủ, thay vào đó, đọc sách sẽ có ích hơn đấy.
Thiếu ánh sáng trong phòng
Mặc dù bạn nên ngủ trong bóng tối, nhưng hãy mở màn ra khi trời sáng nhé. Để ánh sáng vào phòng sẽ đánh thức sự hoạt động của đồng hồ sinh học bên trong bạn, khiến cơ thể bạn trở nên tràn đầy năng lượng.
Uống nhiều cà phê vào buổi chiều
Nhiều người cần cà phê để giữ bản thân tỉnh táo suốt một ngày, khoa học đã chứng minh uống cà phê sau 2 giờ chiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Henry Ford bang Michigan, chất gây nghiện caffein trong cà phê có thể làm giảm chất lượng cũng như thời gian ngủ của bạn vào ban đêm. Các bạn có thể uống trà hoặc cà phê vào ban ngày, nhưng hãy hạn chế thói quen xấu là uống chúng sau 2 giờ chiều nhé, để cơ thể có thể ngủ đúng giờ và giấc ngủ được sâu hơn.
Thời gian ngủ không đều
Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian trong suốt 7 ngày một tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể làm quen với chu kỳ sinh hoạt của bạn, và nó sẽ báo cho bạn biết khi nào bạn cần nghỉ ngơi. Hơn nữa, có lịch ngủ cố định khiến các giấc ngủ được đồng nhất hơn.
Ăn vặt trước khi đi ngủ
Ăn quà vặt trước khi ngủ cũng là một thói quen xấu tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Quá trình tiêu hóa cũng cần có thời gian, dù một muỗng kem có thể khiến bạn no và kích thích cảm giác buồn ngủ, nhưng cơ thể bên trong bạn đã bị kích hoạt rồi. Hãy lên kế hoạch ăn trước giờ ngủ 3 – 4 tiếng để bạn không cảm thấy đói vào ban đêm nữa. Việc này sẽ khiến bạn ngủ yên giấc hơn, vì các cơn đau bụng đều có khả năng xen ngang giấc ngủ của bạn.
Căng thẳng trong cuộc sống
Có thể bạn đang lo lắng về một biến cố, hoặc bạn đang phải chịu đựng chấn thương tâm lý nào đó. Đó có thể là một công việc mà bạn không thích, một mối quan hệ tan vỡ, hoặc đơn giản là bạn không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Căng thẳng và lo lắng không chỉ gây ra các vấn đề về giấc ngủ mà nó còn khiến bạn mệt mỏi. Hãy thử tập thiền trước khi ngủ, hoặc tập vài động tác yoga để giải phóng lo âu trước khi ngủ.