Trẻ sơ sinh nên ngủ chung phòng với bố mẹ - nhưng không nên ngủ chung giường – để giảm nguy cơ bị đột tử trẻ sơ sinh. Đây là chỉ dẫn mới nhất của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP). (Ảnh CBS)Chỉ dẫn này kêu gọi các bậc phụ huynh nên để trẻ sơ sinh ngủ chung phòng với mình trong ít nhất 6 tháng đầu đời, hoặc lý tưởng hơn nữa là trong suốt 1 năm đầu đời. Điều này có thể giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh xuống 50%. (Ảnh: USA Today)Việc để trẻ sơ sinh ngủ chung phòng với bố mẹ có rất nhiều lợi ích. Lý do căn bản là trẻ sơ sinh được đặt trong tầm quan sát và tầm với của bố mẹ nên việc theo dõi, dỗ dành và cho ăn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khi đó, bố mẹ hoàn toàn có thể nhận ra bất kỳ khó khăn nào xảy đến với bé. (Ảnh: NBC)Tuy nhiên điều quan trọng là trẻ sơ sinh cần được đặt trong một chỗ ngủ riêng, chẳng hạn như trong nôi hoặc cũi, tuyệt đối không bao giờ được đặt trẻ nằm trên những mặt phẳng mềm, lún như ghế sofa hoặc ghế bành. (Ảnh CBS)Mặc dù chỉ dẫn này cho rằng không nên để trẻ sơ sinh ngủ chung giường với mẹ nhưng ở tuổi vẫn cần phải ăn đêm, bác sĩ khuyên rằng mẹ có thể cho bé bú ở trên giường của mình cũng không sao. Tuy nhiên, sau khi ăn xong cần đặt trẻ sơ sinh về vị trí ngủ của mình. (Ảnh: USA Today)Cho trẻ bú mẹ có thể giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị đột tử đi 70% nhưng vì trong khi cho con bú, bà mẹ cũng có thể ngủ gật, vì vậy trên giường mẹ không nên để các loại gối, chăn ga lùng bùng khiến trẻ sơ sinh có thể bị ngạt thở. (Ảnh: CBS)Nguy cơ đột tử ở trẻ từ 1-4 tháng tuổi là cao nhất nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các đồ vật mềm trên giường vẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ lớn hơn 4 tháng tuổi. (Ảnh: Dailymail)Theo AAP, ngoài cho trẻ sơ sinh bú mẹ và ngủ chung phòng thì cha mẹ còn có thể tạo ra môi trường ngủ an toàn cho trẻ bằng cách luôn cho trẻ nằm ngửa trên những bề mặt cứng như nôi và cũi có tấm trải vừa vặn. Mọi vật dụng mềm như chăn gối, đồ chơi mềm đều phải đặt xa chỗ ngủ của trẻ, tốt nhất là nên để trống. Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc, chất cồn… Tuyệt đối không nên ỉ lại vào các thiết bị theo dõi trẻ em. (Ảnh: Kidshealth)
Trẻ sơ sinh nên ngủ chung phòng với bố mẹ - nhưng không nên ngủ chung giường – để giảm nguy cơ bị đột tử trẻ sơ sinh. Đây là chỉ dẫn mới nhất của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP). (Ảnh CBS)
Chỉ dẫn này kêu gọi các bậc phụ huynh nên để trẻ sơ sinh ngủ chung phòng với mình trong ít nhất 6 tháng đầu đời, hoặc lý tưởng hơn nữa là trong suốt 1 năm đầu đời. Điều này có thể giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh xuống 50%. (Ảnh: USA Today)
Việc để trẻ sơ sinh ngủ chung phòng với bố mẹ có rất nhiều lợi ích. Lý do căn bản là trẻ sơ sinh được đặt trong tầm quan sát và tầm với của bố mẹ nên việc theo dõi, dỗ dành và cho ăn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khi đó, bố mẹ hoàn toàn có thể nhận ra bất kỳ khó khăn nào xảy đến với bé. (Ảnh: NBC)
Tuy nhiên điều quan trọng là trẻ sơ sinh cần được đặt trong một chỗ ngủ riêng, chẳng hạn như trong nôi hoặc cũi, tuyệt đối không bao giờ được đặt trẻ nằm trên những mặt phẳng mềm, lún như ghế sofa hoặc ghế bành. (Ảnh CBS)
Mặc dù chỉ dẫn này cho rằng không nên để trẻ sơ sinh ngủ chung giường với mẹ nhưng ở tuổi vẫn cần phải ăn đêm, bác sĩ khuyên rằng mẹ có thể cho bé bú ở trên giường của mình cũng không sao. Tuy nhiên, sau khi ăn xong cần đặt trẻ sơ sinh về vị trí ngủ của mình. (Ảnh: USA Today)
Cho trẻ bú mẹ có thể giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị đột tử đi 70% nhưng vì trong khi cho con bú, bà mẹ cũng có thể ngủ gật, vì vậy trên giường mẹ không nên để các loại gối, chăn ga lùng bùng khiến trẻ sơ sinh có thể bị ngạt thở. (Ảnh: CBS)
Nguy cơ đột tử ở trẻ từ 1-4 tháng tuổi là cao nhất nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các đồ vật mềm trên giường vẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ lớn hơn 4 tháng tuổi. (Ảnh: Dailymail)
Theo AAP, ngoài cho trẻ sơ sinh bú mẹ và ngủ chung phòng thì cha mẹ còn có thể tạo ra môi trường ngủ an toàn cho trẻ bằng cách luôn cho trẻ nằm ngửa trên những bề mặt cứng như nôi và cũi có tấm trải vừa vặn. Mọi vật dụng mềm như chăn gối, đồ chơi mềm đều phải đặt xa chỗ ngủ của trẻ, tốt nhất là nên để trống. Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc, chất cồn… Tuyệt đối không nên ỉ lại vào các thiết bị theo dõi trẻ em. (Ảnh: Kidshealth)