Chúng ta nói lời xin lỗi để thể hiện sự khiêm tốn và là cách nhanh nhất để tránh hoặc kết thúc mâu thuẫn. Tuy nhiên nó có thực sự là như vậy hay bạn chỉ đang cố lạm dụng từ “xin lỗi” như một cách để che đậy những thiếu sót và khuyết điểm của bản thân. Dưới đây là vài lý do bạn nên từ bỏ việc sử dụng từ “xin lỗi” trong một số trường hợp.
Nó làm giảm giá trị của một lời xin lỗi
Khi chúng ta nói xin lỗi quá dễ dàng, quá thường xuyên, xin lỗi khi điều đó không phải lỗi của bạn, hoặc sự việc ấy không xứng đáng với lời xin lỗi thì chúng ta đã làm mất đi ý nghĩa cũng như sức mạnh của một lời xin lỗi chân thành.
Điểm mấu chốt ở đây là nói xin lỗi quá nhiều có thể làm cho lời xin lỗi trở nên tầm thường, khiến cho những thứ quan trọng ít có trọng lượng hơn. Chúng ta chỉ dùng nó trong những trường hợp thật sự cần thiết.
Hạ thấp giá trị bản thân khi nói xin lỗi quá thường xuyên
Hầu hết mọi người đánh đồng rằng lời xin lỗi chính là sự khiêm nhường. Chúng ta cứ nghĩ rằng một người kiêu ngạo có thể xúc phạm một ai đó và cứ xin lỗi là xong. Tuy nhiên, một điều thú vị là chúng ta thường nói xin lỗi trong những tình huống không phù hợp.
Không có gì sai với việc là một người tự tin, tự bảo vệ chính mình khi không chịu trách nhiệm về sai lầm của người khác. Bạn sống và xứng đáng được công nhận như tất cả mọi người. Đừng đánh mất giá trị bản thân. Lần sau ai đó va phải bạn, hãy quên đi lời xin lỗi và thay vào đó là một cái nhìn cảm thông. Nó sẽ có hiệu quả hơn.
Xin lỗi được dùng để cải thiện tình huống nhưng nó không giải quyết xung đột
Đây là điều đặc biệt đúng đối với những người không thích đối đầu và sẽ làm bất cứ điều gì chỉ để tránh mâu thuẫn. Chúng ta sẽ nhanh chóng đưa ra “lời xin lỗi” để dập tắt cuộc tranh cãi trước khi nó bắt đầu. Và điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp nhưng đôi khi chúng ta cần phải “cứng rắn”, “mạnh mẽ” để thực sự giải quyết các xung đột.
Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe hoặc thậm chí nói- “Tôi nói tôi xin lỗi rồi, bạn còn muốn gì từ tôi nữa đây?” Đây là một cách kinh điển khi chúng ta dùng lời xin lỗi “nhạt” (không thành thật) để lấp liếm mâu thuẫn chưa được giải quyết.
Xin lỗi làm cho bạn thực sự – ĐÁNG THƯƠNG!
Một người luôn nói lời xin lỗi, đặc biệt tại nơi làm việc, nhanh chóng sẽ được đánh giá và gắn mác là người đáng thương hại. Điều này tạo cho mọi người ấn tượng rằng bạn là người hay mắc lỗi, không đủ năng lực và đáng thương.
Xin lỗi quá nhiều thực sự có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tự nhận thức của bạn. Đó là quy luật của xu hướng tự hoàn thiện. Bạn nói xin lỗi càng nhiều thì bạn càng tin vào điều đó và cuối cùng bạn sẽ trở nên đáng thương.