Những lợi ích của ngô
1. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: Chất xơ trong ngô giúp tiêu hóa tốt và thúc đẩy hoạt động của ruột đều đặn. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
2. Tăng cường sức khỏe tim mạch: Ngô chứa chất chống oxy hóa và có thể giúp giảm mức cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
3. Tăng cường năng lượng: Carbohydrate có trong ngô giúp tăng năng lượng nhanh chóng. Vì vậy, đây là sự lựa chọn phù hợp cho những người thường xuyên tập luyện.
4. Cải thiện sức khỏe của mắt: Lutein và zeaxanthin trong ngô là những chất chống oxy hóa cần thiết để hỗ trợ sức khỏe của mắt. Nhờ những chất chống oxy hóa này, nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác có khả năng giảm.
5. Hỗ trợ quản lý cân nặng: Hàm lượng chất xơ trong ngô thúc đẩy cảm giác no, khiến nó trở thành một món ăn nhẹ lành mạnh. Điều này giúp quản lý cân nặng bằng cách giảm lượng calo tổng thể.
6. Cải thiện sức khỏe làn da: Vì ngô là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin nên thực phẩm này giúp bạn có làn da khỏe mạnh nhờ khả năng ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
7. Hỗ trợ miễn dịch: Chuyên gia cho biết các vitamin như vitamin C trong ngô đóng vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Điều này giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
8. Giảm nguy cơ thiếu máu: Ngô chứa sắt, rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với những người có lượng sắt thấp.
Cách ăn ngô lành mạnh nhất
Dù là ngô rang hay ngô hấp thì cũng cần lưu ý một số điều trước khi ăn ngô:
Tránh ngô chế biến: Ngô cũng được đóng hộp đẹp mắt, nhưng sẽ tốt cho sức khỏe hơn nếu các bắp ngô tươi thay vì các sản phẩm ngô đã qua chế biến.
Chọn chế độ nấu phù hợp: Bạn có thể hấp, nướng, hoặc luộc ngô mà vẫn ngon trong khi chiên ngô sẽ khó giữ được chất dinh dưỡng.
Gia vị tốt cho sức khỏe: Khi chế biến ngô bạn nên chú ý những gia vị thêm vào có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay không. Quá nhiều bơ và muối sẽ không tốt cho cân nặng và sức khỏe tim.
Tác dụng phụ khi ăn ngô
Chuyên gia dinh dưỡng Ekta Singhwal khuyến nghị bạn nên ăn ngô như một phần của chế độ ăn uống cân bằng và điều độ. Bạn cũng cần xem xét nhu cầu ăn kiêng và tình trạng sức khỏe của mình. Nếu bạn ăn quá nhiều ngô, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ.
1. Lượng đường trong máu tăng đột biến: Vì ngô có lượng tinh bột tốt nên người mắc bệnh tiểu đường cần ăn ít ngô hơn để tránh làm tăng đường huyết.
2. Đầy hơi: Chất xơ rất tốt cho sức khỏe đường ruột nhưng quá nhiều chất xơ sẽ gây đầy hơi do cơ thể bạn không thể tiêu hóa hoàn toàn chất xơ.
3. Lượng calo dư thừa: Ăn quá nhiều ngô cũng góp phần làm tăng lượng calo dư thừa, không tốt cho hành trình giảm cân của bạn.
4. Dị ứng: Chuyên gia Singhwal cho biết có thể có một trường hợp dị ứng ngô hiếm gặp. Tình trạng này gây ra các phản ứng như nổi mẩn đỏ và ngứa da, nôn mửa, tiêu chảy hoặc sổ mũi.