Giấm. Giấm là gia vị càng để lâu càng tốt song không phải loại giấm nào cũng phù hợp để tích trữ lâu. Cụ thể, những loại giấm đóng chai trên các kệ hàng siêu thị có quy trình sản xuất riêng, sử dụng phụ gia bảo quản nên phải tuân thủ hạn mức sử dụng trên bao bì.Trong khi đó, loại giấm được sản xuất theo phương pháp truyền thống, được bịt kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh các nguồn nhiệt thì càng để lâu càng có giá trị. Ngay cả khi giấm có dấu hiệu vón cục màu trắng, bạn cũng không nên quá lo lắng. Đó thực chất là tinh chất giấm lắng đọng mà thôi.Gạo. Gạo được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp có thể để được 3 năm không lo biến chất. Đặc biệt, nếu bảo quản gạo trong thùng kị khí, nhiệt độ 4,4 độ C sau 30 năm thì hàm lượng dinh dưỡng, hương vị vẫn đảm bảo.Các loại đậu. Các loại đậu là thực phẩm có thể để lâu, không cần quá lo lắng. Chuyên gia tiết lộ, bảo quản đậu trong môi trường khô ráo, tránh nhiễm ẩm thì hoàn toàn có thể yên tâm dùng trong thời gian dài. Ngược lại, một khi bị nấm mốc, đậu sẽ chứa độc tố gây gánh nặng cho gan, ảnh hưởng sức khỏe.Vỏ quýt. Vỏ quýt chứa nhiều dưỡng chất, có khả năng trị bệnh. Điều đặc biệt, vỏ quýt càng để lâu càng phát huy tác dụng.Muối. Muối là gia vị quan trọng trong gian bếp mỗi gia đình. Điều tuyệt vời là muối có thể để lâu vô thời hạn. Việc bạn cần làm là đặt chúng ở vị trí khô ráo.Mật ong. Mật ong là một trong những thực phẩm có thời gian bảo quản lâu nhất. Chính thành phần độc đáo của chúng làm nên sự khác biệt này.Cụ thể, mật ong chứa 70% đường, có đặc tính hóa học là hút ẩm. Vì vậy mật ong có độ ẩm rất thấp, trong môi trường gần như không có độ ẩm như vậy thì vi khuẩn không thể phát triển.Bên cạnh đó, độ pH của mật ong từ 3 đến 4,5 nên môi trường trong mật có tính acid, tính acid này sẽ giết chết gần như mọi sinh vật muốn phát triển trong mật ong. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn: Vinmec
Giấm. Giấm là gia vị càng để lâu càng tốt song không phải loại giấm nào cũng phù hợp để tích trữ lâu. Cụ thể, những loại giấm đóng chai trên các kệ hàng siêu thị có quy trình sản xuất riêng, sử dụng phụ gia bảo quản nên phải tuân thủ hạn mức sử dụng trên bao bì.
Trong khi đó, loại giấm được sản xuất theo phương pháp truyền thống, được bịt kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh các nguồn nhiệt thì càng để lâu càng có giá trị. Ngay cả khi giấm có dấu hiệu vón cục màu trắng, bạn cũng không nên quá lo lắng. Đó thực chất là tinh chất giấm lắng đọng mà thôi.
Gạo. Gạo được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp có thể để được 3 năm không lo biến chất. Đặc biệt, nếu bảo quản gạo trong thùng kị khí, nhiệt độ 4,4 độ C sau 30 năm thì hàm lượng dinh dưỡng, hương vị vẫn đảm bảo.
Các loại đậu. Các loại đậu là thực phẩm có thể để lâu, không cần quá lo lắng. Chuyên gia tiết lộ, bảo quản đậu trong môi trường khô ráo, tránh nhiễm ẩm thì hoàn toàn có thể yên tâm dùng trong thời gian dài. Ngược lại, một khi bị nấm mốc, đậu sẽ chứa độc tố gây gánh nặng cho gan, ảnh hưởng sức khỏe.
Vỏ quýt. Vỏ quýt chứa nhiều dưỡng chất, có khả năng trị bệnh. Điều đặc biệt, vỏ quýt càng để lâu càng phát huy tác dụng.
Muối. Muối là gia vị quan trọng trong gian bếp mỗi gia đình. Điều tuyệt vời là muối có thể để lâu vô thời hạn. Việc bạn cần làm là đặt chúng ở vị trí khô ráo.
Mật ong. Mật ong là một trong những thực phẩm có thời gian bảo quản lâu nhất. Chính thành phần độc đáo của chúng làm nên sự khác biệt này.
Cụ thể, mật ong chứa 70% đường, có đặc tính hóa học là hút ẩm. Vì vậy mật ong có độ ẩm rất thấp, trong môi trường gần như không có độ ẩm như vậy thì vi khuẩn không thể phát triển.
Bên cạnh đó, độ pH của mật ong từ 3 đến 4,5 nên môi trường trong mật có tính acid, tính acid này sẽ giết chết gần như mọi sinh vật muốn phát triển trong mật ong. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn: Vinmec