Cà chua xanh: Cà chua vốn chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất. Lycopene có trong cà chua là chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật, trong đó có ung thư. Đáng lưu ý, lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà chỉ bổ sung qua đường ăn uống…Vậy nhưng, cà chua chỉ tốt khi chín. (Ảnh minh họa)Ăn cà chua xanh không hề có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, cà chua xanh chứa chất solanin, có hại đến chức năng hoạt động của gan.Trang Sohu (Trung Quốc) thông tin, cơ thể chỉ cần nạp 0,2-0,5g chất này cũng có thể gây ngộ độc. Tiêu thụ lượng lớn solanin làm tăng gánh nặng chuyển hóa ở gan, từ đó, gây nên các bệnh về gan.Đậu phụ thối: Đậu phụ thối là một trong những đặc sản tại Trung Quốc. Hiện nó được chào bán rộng rãi nhiều nơi nên lượng lớn người có cơ hội tiếp cận. Dù rất hấp dẫn nhưng đậu phụ thối không thích hợp để ăn nhiều. Thậm chí, nó bị xem là thực phẩm “vua thối gan”.Để có được những miếng đậu phụ thối đúng chuẩn, đậu phụ sẽ được lên men trong thời gian dài. Quá trình phân hủy protein sẽ thu hút lượng lớn vi khuẩn, sinh ra hydro sulfua, amoniac và các chất ăn mòn. Ăn đậu phụ thối thường xuyên sẽ tổn thương tế bào gan, phá hủy cấu trúc tế bào gan, khiến gan sớm muộn cũng “tàn”.Đặc biệt những người có vấn đề về gan, ăn đậu phụ thối sẽ tổn hại nghiêm trọng đến quá trình phục hồi chức năng gan. Chưa kể, để rút ngắn thời gian lên men, nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ thối còn lạm dụng hóa chất, gây hại sức khỏe khôn lường.Tảo bẹ muối cắt sợi: Tảo bẹ sau khi muối rất hấp dẫn người ăn. Tuy nhiên, mặt trái của món ăn này là chứa lượng muối cao, chứa nhiều nitrit. Nitrit dễ dàng kết hợp với axit trong dạ dày, protein, axit amin tạo thành hợp chất nitrosamines. Lâu ngày, nitrosamines làm tổn thương tế bào gan, giảm quá trình trao đổi chất của gan, gây bệnh.Khoai tây mọc mầm: Khoai tây thông thường chứa solanin song hàm lượng rất nhỏ, nhìn chung không gây hại cho sức khỏe người ăn.Tuy nhiên, khoai tây mọc mầm, khoai tây có da màu xanh đen thì cần hết sức thận trọng bởi chúng chứa lượng lớn solanin gây hại. Hơn nữa, khoai tây mọc mầm còn chứa các hợp chất glycoalkaloids có thể gây chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong.Giá đỗ không rễ: Giá đỗ không rễ là loại giá được dùng nhiều thuốc kích thích để tăng trưởng. Chỉ thời gian ngắn, chúng có thể thành hình, đem lại lợi nhuận lớn cho những người sản xuất.Thường xuyên ăn loại giá đỗ không rễ sẽ khiến gan tích tụ rất nhiều độc tố, đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Trường hợp xấu nhất, gan bị tổn thương lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể. Mắc bệnh gan, bạn khó có thể sinh hoạt bình thường. Do vậy, bạn nên chú ý đến dấu hiệu bệnh gan để phát hiện bệnh sớm, góp phần tăng hiệu quả điều trị. Mắc bệnh gan, lòng trắng mắt có thể chuyển vàng, lòng bàn chân trở nên phù nề. Bạn cũng đối diện tình trạng chán ăn, buồn nôn do gan tiết mật không bình thường.Một trong những dấu hiệu bệnh gan đáng báo động là tình trạng chảy máu nướu khi đánh răng, khô và ngứa mắt, cơ thể và miệng có mùi hôi, nước tiểu nặng mùi, chuyển màu nâu sậm dù bổ sung đủ nước...Để ngăn ngừa bệnh gan, bạn nên tránh thức khuya. Nguyên nhân bởi gan hoạt động mạnh mẽ nhất để trao đổi chất và giải độc từ 23h đêm đến 3h sáng hôm sau.Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó không thể chuyển hóa nhanh các chất độc trong cơ thể khiến chất độc tồn đọng trong gan lâu ngày dẫn đến bệnh gan. Vào ban ngày, bạn nên tăng cường vận động như chạy bộ để thúc đẩy tuần hoàn máu ở gan, bồi bổ kinh mạch nội tạng, rèn luyện cơ bắp.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
Cà chua xanh: Cà chua vốn chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất. Lycopene có trong cà chua là chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật, trong đó có ung thư. Đáng lưu ý, lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà chỉ bổ sung qua đường ăn uống…Vậy nhưng, cà chua chỉ tốt khi chín. (Ảnh minh họa)
Ăn cà chua xanh không hề có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, cà chua xanh chứa chất solanin, có hại đến chức năng hoạt động của gan.
Trang Sohu (Trung Quốc) thông tin, cơ thể chỉ cần nạp 0,2-0,5g chất này cũng có thể gây ngộ độc. Tiêu thụ lượng lớn solanin làm tăng gánh nặng chuyển hóa ở gan, từ đó, gây nên các bệnh về gan.
Đậu phụ thối: Đậu phụ thối là một trong những đặc sản tại Trung Quốc. Hiện nó được chào bán rộng rãi nhiều nơi nên lượng lớn người có cơ hội tiếp cận. Dù rất hấp dẫn nhưng đậu phụ thối không thích hợp để ăn nhiều. Thậm chí, nó bị xem là thực phẩm “vua thối gan”.
Để có được những miếng đậu phụ thối đúng chuẩn, đậu phụ sẽ được lên men trong thời gian dài. Quá trình phân hủy protein sẽ thu hút lượng lớn vi khuẩn, sinh ra hydro sulfua, amoniac và các chất ăn mòn. Ăn đậu phụ thối thường xuyên sẽ tổn thương tế bào gan, phá hủy cấu trúc tế bào gan, khiến gan sớm muộn cũng “tàn”.
Đặc biệt những người có vấn đề về gan, ăn đậu phụ thối sẽ tổn hại nghiêm trọng đến quá trình phục hồi chức năng gan. Chưa kể, để rút ngắn thời gian lên men, nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ thối còn lạm dụng hóa chất, gây hại sức khỏe khôn lường.
Tảo bẹ muối cắt sợi: Tảo bẹ sau khi muối rất hấp dẫn người ăn. Tuy nhiên, mặt trái của món ăn này là chứa lượng muối cao, chứa nhiều nitrit. Nitrit dễ dàng kết hợp với axit trong dạ dày, protein, axit amin tạo thành hợp chất nitrosamines. Lâu ngày, nitrosamines làm tổn thương tế bào gan, giảm quá trình trao đổi chất của gan, gây bệnh.
Khoai tây mọc mầm: Khoai tây thông thường chứa solanin song hàm lượng rất nhỏ, nhìn chung không gây hại cho sức khỏe người ăn.
Tuy nhiên, khoai tây mọc mầm, khoai tây có da màu xanh đen thì cần hết sức thận trọng bởi chúng chứa lượng lớn solanin gây hại. Hơn nữa, khoai tây mọc mầm còn chứa các hợp chất glycoalkaloids có thể gây chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong.
Giá đỗ không rễ: Giá đỗ không rễ là loại giá được dùng nhiều thuốc kích thích để tăng trưởng. Chỉ thời gian ngắn, chúng có thể thành hình, đem lại lợi nhuận lớn cho những người sản xuất.
Thường xuyên ăn loại giá đỗ không rễ sẽ khiến gan tích tụ rất nhiều độc tố, đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Trường hợp xấu nhất, gan bị tổn thương lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể. Mắc bệnh gan, bạn khó có thể sinh hoạt bình thường. Do vậy, bạn nên chú ý đến dấu hiệu bệnh gan để phát hiện bệnh sớm, góp phần tăng hiệu quả điều trị. Mắc bệnh gan, lòng trắng mắt có thể chuyển vàng, lòng bàn chân trở nên phù nề. Bạn cũng đối diện tình trạng chán ăn, buồn nôn do gan tiết mật không bình thường.
Một trong những dấu hiệu bệnh gan đáng báo động là tình trạng chảy máu nướu khi đánh răng, khô và ngứa mắt, cơ thể và miệng có mùi hôi, nước tiểu nặng mùi, chuyển màu nâu sậm dù bổ sung đủ nước...
Để ngăn ngừa bệnh gan, bạn nên tránh thức khuya. Nguyên nhân bởi gan hoạt động mạnh mẽ nhất để trao đổi chất và giải độc từ 23h đêm đến 3h sáng hôm sau.
Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó không thể chuyển hóa nhanh các chất độc trong cơ thể khiến chất độc tồn đọng trong gan lâu ngày dẫn đến bệnh gan. Vào ban ngày, bạn nên tăng cường vận động như chạy bộ để thúc đẩy tuần hoàn máu ở gan, bồi bổ kinh mạch nội tạng, rèn luyện cơ bắp.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)