Từ lâu, đồ uống có ga được khuyến nghị không nên dùng nhiều bởi chúng làm tăng nguy cơ béo phì. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, mỗi ngày uống một lon nước này, sau một năm có thể tăng tới 9kg trọng lượng. Đáng lưu ý, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. (Ảnh: Sohu, minh họa)Tác hại đồ uống có ga hầu hết mọi người đều tường tận. Một số loại được cho là đồ uống lành mạnh song uống nhiều gây hại sức khỏe không phải ai cũng biết.Nước trái cây. Nước trái cây chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, hàm lượng đường fructose trong nước hoa quả rất cao. Khác với đường glucose, đường fructose đi vào cơ thể không được insulin điều tiết. Sử dụng quá nhiều sẽ chuyển hóa thành mỡ trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ, béo phì.Ngoài ra, quá trình chuyển hóa đường fructose ở gan sẽ tạo nhân purin và sản phẩm cuối cùng của purin là axit uric. Axit uric tích tụ và kết tinh tạo thành hạt tophi – dấu hiệu bệnh gout.Có thể nói, nước trái cây được xem là đồ uống lành mạnh song không nên uống quá nhiều, đặc biệt là người bị tăng axit uric máu và bệnh nhân gout. Về liều lượng, chuyên gia khuyến nghị một người khỏe mạnh nên hạn chế trong phạm vi 200-350g trái cây. Khi ép, bạn có thể thêm chút nước lọc hoặc các loại rau có hàm lượng đường thấp để tăng cường dinh dưỡng.Sữa chua uống. Trên thị trường có nhiều sản phẩm nước giải khát chứa vi khuẩn lactic. Chúng được giới thiệu là “đồ uống tốt cho sức khỏe”, nhà sản xuất khuyến khích sử dụng. Thực tế, chúng chứa thành phần chủ yếu là men vi sinh sống, nước, đường và hương liệu; hàm lượng sữa rất thấp.Mặc dù đồ uống có vi khuẩn lactic chứa lượng lớn men vi sinh sống song hầu hết các sản phẩm đều có hàm lượng đường cao; trong khi các chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin... thấp hơn nhiều so với sữa chua, sữa tươi nguyên chất. Có thể nói loại đồ uống này chỉ cung cấp men vi sinh chứ không bổ sung được các chất dinh dưỡng khác. Nếu sử dụng, bạn nên chọn sản phẩm ít đường hoặc không đường để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể.Trà Pu'er. Trà Pu'er hay còn gọi là trà Phổ Nhĩ, có tác dụng loại bỏ mỡ thừa rất tốt. Mỗi ngày, một người khỏe mạnh có thể uống 1-2 lần trà Pu'er, mỗi lần 5-6g. Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.Nhìn chung, người thường ăn dầu mỡ, hút thuốc, uống rượu bia có thể tăng lượng trà phù hợp. Vậy nhưng, phụ nữ có thai, trẻ em, người suy nhược thần kinh, người nhịp tim nhanh cần hết sức chú ý khi dùng loại đồ uống tốt cho sức khỏe này.Sữa đậu nành. Sữa đậu nành chứa lượng protein thực vật lành mạnh, vitamin E, vitamin K, canxi, isoflavone giúp bổ sung dinh dưỡng và điều hòa lipid máu.Tuy nhiên, đậu nành có chứa axit oxalic. Khi tự làm, bạn nên ngâm đậu qua đêm (nhiệt độ phòng 20-25°C). Sau đó để ráo nước để loại bỏ bớt axit oxalic và các chất có hại khác.Chú ý không để sữa đậu nành quá đặc hoặc uống quá nhiều. Người trưởng thành khỏe mạnh không dùng quá 20g đậu hoặc 400ml sữa đậu nành (tỷ lệ đậu nước 1:20) mỗi ngày. Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn video: Hanoitv
Từ lâu, đồ uống có ga được khuyến nghị không nên dùng nhiều bởi chúng làm tăng nguy cơ béo phì. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, mỗi ngày uống một lon nước này, sau một năm có thể tăng tới 9kg trọng lượng. Đáng lưu ý, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Tác hại đồ uống có ga hầu hết mọi người đều tường tận. Một số loại được cho là đồ uống lành mạnh song uống nhiều gây hại sức khỏe không phải ai cũng biết.
Nước trái cây. Nước trái cây chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, hàm lượng đường fructose trong nước hoa quả rất cao. Khác với đường glucose, đường fructose đi vào cơ thể không được insulin điều tiết. Sử dụng quá nhiều sẽ chuyển hóa thành mỡ trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ, béo phì.
Ngoài ra, quá trình chuyển hóa đường fructose ở gan sẽ tạo nhân purin và sản phẩm cuối cùng của purin là axit uric. Axit uric tích tụ và kết tinh tạo thành hạt tophi – dấu hiệu bệnh gout.
Có thể nói, nước trái cây được xem là đồ uống lành mạnh song không nên uống quá nhiều, đặc biệt là người bị tăng axit uric máu và bệnh nhân gout. Về liều lượng, chuyên gia khuyến nghị một người khỏe mạnh nên hạn chế trong phạm vi 200-350g trái cây. Khi ép, bạn có thể thêm chút nước lọc hoặc các loại rau có hàm lượng đường thấp để tăng cường dinh dưỡng.
Sữa chua uống. Trên thị trường có nhiều sản phẩm nước giải khát chứa vi khuẩn lactic. Chúng được giới thiệu là “đồ uống tốt cho sức khỏe”, nhà sản xuất khuyến khích sử dụng. Thực tế, chúng chứa thành phần chủ yếu là men vi sinh sống, nước, đường và hương liệu; hàm lượng sữa rất thấp.
Mặc dù đồ uống có vi khuẩn lactic chứa lượng lớn men vi sinh sống song hầu hết các sản phẩm đều có hàm lượng đường cao; trong khi các chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin... thấp hơn nhiều so với sữa chua, sữa tươi nguyên chất. Có thể nói loại đồ uống này chỉ cung cấp men vi sinh chứ không bổ sung được các chất dinh dưỡng khác. Nếu sử dụng, bạn nên chọn sản phẩm ít đường hoặc không đường để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể.
Trà Pu'er. Trà Pu'er hay còn gọi là trà Phổ Nhĩ, có tác dụng loại bỏ mỡ thừa rất tốt. Mỗi ngày, một người khỏe mạnh có thể uống 1-2 lần trà Pu'er, mỗi lần 5-6g. Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
Nhìn chung, người thường ăn dầu mỡ, hút thuốc, uống rượu bia có thể tăng lượng trà phù hợp. Vậy nhưng, phụ nữ có thai, trẻ em, người suy nhược thần kinh, người nhịp tim nhanh cần hết sức chú ý khi dùng loại đồ uống tốt cho sức khỏe này.
Sữa đậu nành. Sữa đậu nành chứa lượng protein thực vật lành mạnh, vitamin E, vitamin K, canxi, isoflavone giúp bổ sung dinh dưỡng và điều hòa lipid máu.
Tuy nhiên, đậu nành có chứa axit oxalic. Khi tự làm, bạn nên ngâm đậu qua đêm (nhiệt độ phòng 20-25°C). Sau đó để ráo nước để loại bỏ bớt axit oxalic và các chất có hại khác.
Chú ý không để sữa đậu nành quá đặc hoặc uống quá nhiều. Người trưởng thành khỏe mạnh không dùng quá 20g đậu hoặc 400ml sữa đậu nành (tỷ lệ đậu nước 1:20) mỗi ngày.
Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn video: Hanoitv