Rau ngổ khi được nhắc đến, chắc hẳn có khá nhiều người nghĩ rằng đây là một trong những loại rau thường được dùng làm gia vị trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, nó còn mang hàm lượng giá trị rất lớn tốt cho sức khỏe con người.
Vài nét về loại rau ngổ quen thuộc
Rau ngổ là loại rau thân thảo, mềm xốp, chứa nhiều nước bên trong, có nhiều nhánh nhỏ, lá hình răng cưa, phân bổ chủ yếu ở vùng ao hồ. Tên gọi khác của loại rau này là ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước,… Tên khoa học của rau ngổ là Enydra fluctuans lour.
Trong rau ngổ chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau: 93% nước, 2.1% protid cùng các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten. Đây là một loại cây gia vị, hay dùng ăn sống. Ngoài ra, rau ngổ còn được xem là một vị thuốc vì nó có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Bộ phận thường được dùng của loại rau này là lá non.
7 loại rau củ là thần dược cho gan, lại dễ trồng dễ kiếm, có loại dúi đâu cũng lên xanh tốt
Các hợp chất phân lập cùng chiết xuất thô của rau ngổ có hoạt tính dược lý chống lại sự bảo vệ của tế bào, kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tẩy giun sán, chống tiêu chảy,… Không những thế, trong rau ngổ còn có tinh dầu, flavonoid, isoflavone glycosid, steroid,… có khả năng đem lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như: Giải độc và thanh nhiệt, sát trùng đường tiêu hóa, phòng ngừa và chống lão hóa, lợi tiểu, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau thắt bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu, giảm cơn sốt nóng.
Rau ngổ tốt là vậy, tuy nhiên khi sử dụng loại rau này bạn cũng cần chú ý tới một số vấn đề như:
Một là, do rau ngổ có thể làm giãn cơ ngũ tạng nên phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại rau này để tránh sảy thai. Đồng thời, rau ngổ thường được trồng ở đầm lầy, nơi ẩm ướt nên dễ nhiễm khuẩn. Vì thế, trước khi dùng cần rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc.
Ngoài ra, nếu bạn dùng rau ngổ hỗ trợ điều trị ung thư cần phải kiêng quýt, cam, bưởi, hồng chín, lựu, hải sản. Thêm vào đó, khi dùng rau ngổ để điều trị ho, sổ mũi, cảm, sốt,… cho trẻ nhỏ nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Đặc biệt, trong quá trình sử dụng rau ngổ cần quan sát các dấu hiệu của cơ thể, nếu phát hiện có hiện tượng khó chịu hay bất thường cần đến khám bác sĩ ngay để có hướng xử trí an toàn.
Mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu nào về tác dụng phụ và cũng chưa có ghi nhận về vấn đề này nhưng điều đó không có nghĩa là được lạm dụng rau ngổ. Để tránh nguy cơ bất thường nào đó cho sức khỏe, tốt nhất không nên dùng quá nhiều rau ngổ mỗi ngày và trong một thời gian dài.
Ngoài vai trò như một loại rau gia vị thân thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, rau ngổ còn được xem là thảo dược tự nhiên rất quý. Vì thế, như bao loại thảo dược khác, trước khi dùng để điều trị bất cứ bệnh lý nào cũng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để biết được thời gian và liều lượng sử dụng phù hợp, có như vậy mới đạt được những lợi ích cho cơ thể.
Trồng rau ngổ chưa bao giờ đơn giản đến thế
Rau ngổ - một hương vị không thể thiếu trong nồi canh chua của mọi nhà. Ngoài vai trò tạo hương vị, loại rau ngổ này còn có rất nhiều công dụng như trị sỏi thận, giải độc gan, ngộ độc thức ăn,… Chính vì cần thiết như vậy nên nhiều bạn đang tìm hiểu cách tự trồng rau ngổ tại nhà.
Là một loại rau sống ngập nước hay nổi, thân cây khá dài và phân cành nhiều, có đốt. Thân cây rau ngổ có hình trụ, có rãnh trên thân, cây không có cuống lá, lá mọc đối xứng và ôm trọn lấy thân, ở phía mép ngoài có răng cưa.
Hoa rau ngổ mọc thành cụm và được bao bọc bởi hai lá hình trái xoan có dạng tù. Hoa cái hay hoa lưỡng tính có màu lục và đều có khả năng sinh sản. Thời điểm ra hoa thích hợp nhất của rau ngổ thường dao động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tuy đây là loại rau dễ thích nghi và phát triển ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất bạn hãy trồng rau ngổ trên nền đất nhiều mùn và có khả năng giữ ẩm tốt. Như vậy mới thu được năng suất cao nhất.
Bạn có thể mua đất sạch ở những cửa hàng vật tư cây trồng sau đó trộn thêm phân bò ủ hoai, phân trùn quế, xơ dừa, vỏ trấu, than bùn hay mùn hữu cơ,… Nếu dùng đất cũ, bạn nên bón vôi, trộn đều rồi phơi ải từ 10 – 15 ngày trước khi trồng để giải quyết sạch mầm bệnh tiềm ẩn.
Mỗi ngày tưới cây 1 – 2 lần tùy thời tiết. Nên tưới vào buổi sáng sớm và chiều mát, tránh việc tưới ban đêm dễ gây bệnh hại cây.
Sau khi cây bén rễ và phát triển lá mới, bạn nên tưới thêm dung dịch phân trùn quế để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Có thể ngắt ngọn rau ngổ để cây nhảy nhánh nhiều hơn.
Làm sạch cỏ dại để không bị hút hết chất dinh dưỡng nuôi cây. Khi thấy rau có hiện tượng vàng lá, lá nhỏ lại nghĩa là rễ đã chiếm hết diện tích chậu, bạn nên thay chậu mới và cung cấp thêm đất để cây tiếp tục sinh trưởng.
Khoảng 40 – 45 ngày là bạn có thể thu hoạch dần. Nên dùng dao hoặc kéo bén để cắt ngang thân cây rau ngổ và chừa lại 3 – 5cm gốc để cây tiếp tục phát triển. Sau khi thu hoạch nhớ tiếp tục bổ sung phân hữu cơ để rau sinh sôi tiếp và sớm cho thu hoạch.
Rau ngổ là loại rau dễ trồng mà thường xuyên sử dụng. Với cách trồng đơn giản như trên, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng có được những chậu rau như ý. Hãy tận dụng thời gian rảnh của mình để cả nhà có rau sạch sử dụng nhé!