Ở Việt Nam, lá trầu được xem là "thần dược" tự nhiên nhờ có nhiều công dụng chữa bệnh rất hữu hiệu. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của lá trầu không có thể bạn chưa biết!
- Trị chứng khó tiêu
Lá trầu chứa đầy đủ các đặc tính tốt cho hệ tiêu hóa như bảo vệ dạ dày, chống đầy hơi. Bạn có thể sử dụng lá trầu bằng cách nhai trực tiếp để dễ dàng hấp thu các khoáng chất và dưỡng chất có trong loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, uống nước ép trầu pha loãng với nước lọc cũng có tác dụng điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
- Giảm cân
Theo Boldsky, lá trầu có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả, tăng cường bài tiết dịch tiêu hóa, từ đó đào thải lượng nước dư thừa cũng như chất độc ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, lá trầu còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp giảm táo bón, giảm mỡ. Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên giúp phát huy tối đa các công dụng, hỗ trợ giảm cân một cách lành mạnh.
- Chữa lành vết thương
Một trong những công dụng tuyệt vời không thể không nhắc đến của lá trầu không chính là khả năng chữa lành vết thương hiệu quả. Chúng cung cấp các chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm hiệu quả tình trạng căng thẳng oxy hóa, từ đó giúp vết thương mau lành hơn.
Bạn chỉ cần giã lá trầu tươi để lấy nước cốt rồi bôi lên vết thương, sau đó dùng bã trầu đắp và băng kín lại. Chỉ sau 1-2 ngày là bạn có thể cảm nhận được vết thương đã lành lặn.
- Chữa đau khớp
Lá trầu chứa hàm lượng cao các hợp chất polyphenol và đặc biệt là chavicol có đặc tính kháng viêm tuyệt vời. Khi bị đau do viêm khớp và những vấn đề liên quan đến bệnh này, bạn chỉ cần thoa nước cốt trầu không là có thể xoa dịu cơn đau hiệu quả.
- Trị hôi miệng
Lá trầu có công dụng kháng khuẩn tuyệt vời nên rất hữu ích trong các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Theo kết quả một số nghiên cứu khoa học, nhai lá trầu tươi giúp tiết nước bọt nhiều hơn, có tác dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn răng miệng bằng cách khôi phục nồng độ pH trong miệng.
- Chữa đau họng
Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mà lá trầu cũng được xem là phương thuốc tự nhiên có công dụng chữa cảm cúm và các vấn đề liên quan như viêm họng và đau họng. Bạn có thể nhai lá trầu với mật ong để phòng ngừa viêm họng hiệu quả.
Tác dụng trị nám của lá trầu không:
Từ xưa, cây trầu không đã là loại cây gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ, đặc biệt là với những chị em hay ăn trầu. Lá trầu còn có nhiều công dụng đa dạng như: làm hương liệu, kháng khuẩn, chống nấm, chữa một số bệnh phụ khoa, cải thiện tiêu hóa, giảm stress,...
Trong đó, trị nám là một trong những công dụng thường thấy nhất của lá trầu không. Trị nám bằng lá trầu không còn được xem là phương pháp trị nám truyền thống và hiệu quả hàng đầu trong đông y.
Tại sao nên trị nám bằng lá trầu không?
Trong Y học hiện đại, bên trong lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu với đông đảo những hoạt chất có lợi mang tên: Chavicol, cađinen và betel-phenol (hay 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen hoặc chavibetol). Những hoạt chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn một cách mạnh mẽ. Nhờ đó giúp người bệnh tiêu viêm, ức chế hoạt động và sự phát triển của các tác nhân gây hại. Hơn thế, hoạt chất chavicol, cađinen và betel-phenol còn có khả năng làm giảm tình trạng ngứa ngáy và đau rát tại vùng cổ họng hoặc vùng da đang bị viêm nhiễm. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giảm sưng và giảm viêm.
Trị nám bằng lá trầu không là bí quyết trị nám lâu đời và rất hiệu quả
Lá trầu không chứa rất nhiều protein, chất xơ, carbohydrate, nước và nhiều khoáng chất như kẽm, canxi,... Những thành phần này chính là vũ khí bí mật giúp lá trầu có khả năng đẩy lùi các hắc tố gây sạm da, tàn nhang và chống oxy hóa.
Với giá thành rẻ và phổ biến ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng chế biến cho mình một loại “thần dược” trị nám chỉ với vài ngàn đồng mà không phải tốn nhiều chi phí với nhiều loại kem trị nám khác nhau.
Trị nám bằng lá trầu không như thế nào?
Có rất nhiều cách để biến lá trầu không thành một vị thuốc trị nám hiệu quả. Dưới đây, chuyên mục sẽ gửi đến các bạn cách trị nám bằng nước cốt lá trầu không.
Mặt nạ trị nám bằng nước cốt lá trầu không:
Thư giãn với mặt nạ trị nám bằng nước cốt lá trầu khôngThư giãn với mặt nạ trị nám bằng nước cốt lá trầu không
Nguyên liệu:
- 15-20 lá trầu không (tùy theo mức độ “ưa” mùi lá trầu không của bạn)
- 1 muỗng cà phê muối
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá trầu không rồi đun với nước muối. Đổ nước ngập qua lá khoảng từ 1-1,5 đốt ngón tay. Đun sôi trong khoảng nửa giờ.
Sau khi sôi, vớt lá trầu ra và xay nhuyễn cùng với 1 ít nước luộc lá. Đổ hỗn hợp lá trầu xay vào nước đun lại 1 lần nữa trong lửa nhỏ. Đến khi dung dịch cô lại sền sệt thì tắt bếp.
Đổ keo nước cốt lá trầu không vào lọ sạch, đậy nắp và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu dài.
Cách sử dụng:
Sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt trị nám, thoa nước cốt lá trầu không lên vùng da bị nám trong khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày trong 10 ngày liên tiếp để thấy được hiệu quả trị nám hiệu quả của lá trầu không.
Lưu ý không thể bỏ qua khi trị nám bằng lá trầu không
Chỉ sử dụng trên vùng da bị nám, thay đổi sắc tố da. Không thoa hết bề mặt da.
Đắp mặt nạ bằng nước cốt trầu không hay đắp lá trầu không xay nhuyễn cũng chỉ nên thực hiện trong 10 phút, không nên để thời gian quá lâu.
Như tất cả các liệu trình chăm sóc da khác, bạn nên bảo vệ da và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong quá trình trị nám.
Dùng kem chống nắng có độ SPF trên 30 và che chắn cẩn thận sẽ là không thừa đối với chị em mỗi khi ra ngoài.
Lá trầu không chữa viêm ph.ụ khoa
Khi sử dụng lá trầu không làm thuốc chữa bệnh viêm â.m đ.ạ.o nhiều người mắc sai lầm là ngâm cả vùng kín của mình trong nước thuốc, vì cho rằng như vậy hiệu quả hơn. Nhưng, thực tế không phải vậy, cách làm trên đôi khi còn làm phản tác dụng, gây viêm nhiễm nặng hơn. Ngoài ra bạn cũng không nên quá lam dụng tiến hành bài thuốc dân gian này thường xuyên. Chỉ nên áp dụng từ 2-3 lần trong 1 tuần mà thôi.
Bạn sẽ có tới hai cách thực hiện. Cách thứ nhất là hãy rửa sạch những chiếc lá trầu không, sau đó vò nát chúng ra rồi đem lọc lấy riêng phần nước cốt. Pha nước trầu không vừa có được với nước ấm và vệ sinh cho vùng âm đạo. Cách thứ hai, chúng ta sẽ không vò nát lá mà đem số lá đó cho vào nồi có sẵn nước và muối, đun sôi rồi sử dụng.