Lá khế: Trong Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh, công dụng lợi tiểu, giải độc và sát trùng, chống ngứa ngáy trên da. Bạn có thể dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi đun sôi với nước, sau đó đổ ra chậu cho nguội, cho thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa để tắmLoại lá tắm này có thành phần hoạt chất khi đi qua da sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy hiệu quả. Với khả năng kháng khuẩn tốt, loại lá này còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da. Trong quá trình tắm nên lấy bã lá khế chà xát nhẹ lên vị trí mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.Lá trà xanh: Trà xanh sẽ giúp các vết mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do những nguyên nhân từ dị ứng rượu, bia hay chất kích thích… bay biến mất. Trong trà xanh có chất diệt khuẩn sẽ làm dịu các cơn ngứa ngáy và loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh ở da.Bạn dùng 1 nắm lá trà xanh tươi đem nấu sôi với nước. Cho thêm 1 chút muối. Pha cùng với nước lạnh để tắm. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa thuyên giảm hẳn.Lá trầu: Trầu không được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, tác dụng chống ngứa, tán hàn và khu phong. Trầu không thường được dùng để nấu nước tắm nhằm giảm ngứa, phát ban do mề đay, dị ứng thời tiết.Trong trường hợp mề đay gây ngứa nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chữa bằng lá trầu để kiểm soát các triệu chứng khó chịu. Rửa sạch 2 nắm lá trầu không và cắt nhỏ hoặc vò xát để tinh dầu từ trầu không tỏa mùi thơm. Đun sôi 1.5 – 2 lít nước rồi cho lá trầu vào, tắt bếp và đậy kín nắp trong 10 – 15 phút. Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và dùng tắm hằng ngày.Kinh giới: Theo Đông y, lá kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng diệt khuẩn, chữa mẩn ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá kinh giới còn chứa vitamin và khoáng chất rất dồi dào, có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể và có khả năng chống lại các tác nhân có hạį gây bệпh cho da.Bạn dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch, vò nát cho vào chậu nước ấm, khuấy đều rồi tắm. Lá kinh giới sẽ giúp chữa ngứa da hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể sắc lá kinh giới lấy nước uống để mát gan, trị mẩn ngứa từ bên trong.Hành hoa: Bạn cũng có thể dùng hành hoa trị mẩn ngứa cũng rất hiệu quả. Hành hoa nhặt bỏ lá úa và rễ, rửa sạch, thái thành từng đoạn dài khoảng 4 – 5cm. Đun sôi 1,5l nước rồi cho hành, muối vào đun tiếp trong khoảng 5 – 10 phút.Sau đó tắt bếp, đổ hết phần nước hành hoa vào chiếc chậu nhỏ, chờ nước nguội bớt thì dùng để ngâm vùng bị ngứa trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ thấy vùng da bị viêm không còn khô và ngứa.Lá ổi: Một trong những loại lá tắm chữa mẩn ngứa tốt nhất đó chính là lá ổi. Một nắm lá ổi nấu nước tắm mỗi ngày, mẩn ngứa hay rôm sảy đều tiêu biến hết. Đông y đã công nhận lá ổi vị đắng, tính ấm, chữa mẩn ngứa, đốm đỏ rất nhạy.Lá tía tô: Tía tô vị cay, tính ấm, được ví như kháng sinh tự nhiên có thể chống dị ứng, điều trị mẩn ngứa hiệu quả nên được dân gian lưu truyền từ xưa tới nay. Dùng lá tía tô rửa sạch, nấu với nước rồi tắm khi nước còn nóng. Thực hiện trong 3 ngày liền sẽ đạt hiệu quả cao. Ảnh: IT.Mời độc giả theo dõi video "Độc đáo hoa bọc lá chuối bảo vệ môi trường". Nguồn: VTV24.
Lá khế: Trong Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh, công dụng lợi tiểu, giải độc và sát trùng, chống ngứa ngáy trên da. Bạn có thể dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi đun sôi với nước, sau đó đổ ra chậu cho nguội, cho thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa để tắm
Loại lá tắm này có thành phần hoạt chất khi đi qua da sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy hiệu quả. Với khả năng kháng khuẩn tốt, loại lá này còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da. Trong quá trình tắm nên lấy bã lá khế chà xát nhẹ lên vị trí mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
Lá trà xanh: Trà xanh sẽ giúp các vết mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do những nguyên nhân từ dị ứng rượu, bia hay chất kích thích… bay biến mất. Trong trà xanh có chất diệt khuẩn sẽ làm dịu các cơn ngứa ngáy và loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh ở da.
Bạn dùng 1 nắm lá trà xanh tươi đem nấu sôi với nước. Cho thêm 1 chút muối. Pha cùng với nước lạnh để tắm. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa thuyên giảm hẳn.
Lá trầu: Trầu không được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, tác dụng chống ngứa, tán hàn và khu phong. Trầu không thường được dùng để nấu nước tắm nhằm giảm ngứa, phát ban do mề đay, dị ứng thời tiết.
Trong trường hợp mề đay gây ngứa nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chữa bằng lá trầu để kiểm soát các triệu chứng khó chịu. Rửa sạch 2 nắm lá trầu không và cắt nhỏ hoặc vò xát để tinh dầu từ trầu không tỏa mùi thơm. Đun sôi 1.5 – 2 lít nước rồi cho lá trầu vào, tắt bếp và đậy kín nắp trong 10 – 15 phút. Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và dùng tắm hằng ngày.
Kinh giới: Theo Đông y, lá kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng diệt khuẩn, chữa mẩn ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá kinh giới còn chứa vitamin và khoáng chất rất dồi dào, có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể và có khả năng chống lại các tác nhân có hạį gây bệпh cho da.
Bạn dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch, vò nát cho vào chậu nước ấm, khuấy đều rồi tắm. Lá kinh giới sẽ giúp chữa ngứa da hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể sắc lá kinh giới lấy nước uống để mát gan, trị mẩn ngứa từ bên trong.
Hành hoa: Bạn cũng có thể dùng hành hoa trị mẩn ngứa cũng rất hiệu quả. Hành hoa nhặt bỏ lá úa và rễ, rửa sạch, thái thành từng đoạn dài khoảng 4 – 5cm. Đun sôi 1,5l nước rồi cho hành, muối vào đun tiếp trong khoảng 5 – 10 phút.
Sau đó tắt bếp, đổ hết phần nước hành hoa vào chiếc chậu nhỏ, chờ nước nguội bớt thì dùng để ngâm vùng bị ngứa trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ thấy vùng da bị viêm không còn khô và ngứa.
Lá ổi: Một trong những loại lá tắm chữa mẩn ngứa tốt nhất đó chính là lá ổi. Một nắm lá ổi nấu nước tắm mỗi ngày, mẩn ngứa hay rôm sảy đều tiêu biến hết. Đông y đã công nhận lá ổi vị đắng, tính ấm, chữa mẩn ngứa, đốm đỏ rất nhạy.
Lá tía tô: Tía tô vị cay, tính ấm, được ví như kháng sinh tự nhiên có thể chống dị ứng, điều trị mẩn ngứa hiệu quả nên được dân gian lưu truyền từ xưa tới nay. Dùng lá tía tô rửa sạch, nấu với nước rồi tắm khi nước còn nóng. Thực hiện trong 3 ngày liền sẽ đạt hiệu quả cao. Ảnh: IT.