Vào mùa thu, hoạt động của các loài bò sát điển hình là rắn phát triển rất mạnh. Khi bắt gặp rắn trong tự nhiên, chưa cần biết là rắn độc hay rắn không độc, mọi người thường rất sợ hãi và tìm cách xua đuổi hoặc giết chúng. Ảnh minh họa.Thế nhưng, với trường hợp rắn lẻn vào nhà, quan niệm dân gian cho rằng không được đánh giết, nếu không sẽ gặp xui xẻo hoặc bị trả thù. Vậy, làm sao để phòng tránh rắn, đặc biệt là rắn độc?Ở các vùng nông thôn, người ta phun thuốc diệt rắn, hoặc trồng một số loại cây có tác dụng xua đuổi rắn. Trong số những cây này có cây được gọi là Xà Diệt Môn, tương truyền nó là kẻ thù của rắn độc. Rắn độc nhìn thấy xà diệt môn sẽ đi đường vòng, không dám đến gần. Chỉ cần trồng cây này trước cổng, rắn sẽ không vào nhà.Theo tìm hiểu, Diệt Xà Môn còn có tên khác là Sơn Lục Đậu hay Vọng Giang Nam. Cây nhỏ cao 0,6-1m thân dưới hóa gỗ. Toàn thân nhẵn không có lông. Lá mọc so le, kép lông chim nhẵn; lá chét dài 4–9 cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống. Toàn lá dài 20 cm.Hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt mọc thành chùm. Quả giáp dài 6–10 cm, rộng tới 7mm, hơi cong hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông giống gồm rất nhiều đốt nối nhau. Hạt dẹt hình trứng dài 4mm, rộng 3mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Vỏ cứng nhẵn bóng.Diệt Xà Môn có sức sống bền bỉ và khả năng sinh sản mạnh nên có thể bắt gặp ở nhiều vùng quê. Người dân cũng thích trồng nó gần sân nhà để ngăn rắn độc vào nhà và cắn người. Một số lão nông thường xuyên ra vào núi sâu cũng lấy hoa của cây Diệt Xà Môn cùng tỏi, cây thục địa, hùng hoàng gói theo người để ngăn rắn tiếp cận.Lý giải lý do tại sao cây Diệt Xà Môn có thể đuổi rắn, các nhà thực vật học cho rằng, thực ra việc này về cơ bản cũng giống như trồng bạc hà để đuổi muỗi. Nguyên lý là cây sẽ phát ra mùi lạ không thể chấp nhận được đối với một số động vật, từ đó có xua đuổi chúng.Mùa hoạt động thường xuyên của rắn độc là mùa hoa Diệt Xà Môn nở nhiều nhất, khi hoa nở thì toàn cây sẽ tỏa ra mùi hương thơm nồng. Đặc biệt vào tháng 6 đến tháng 9, mùi này rất nồng nặc, rất mạnh mẽ, sảng khoái, nhưng rắn độc rất ghét mùi này.Rắn độc cực nhạy với mùi nên khi ngửi thấy mùi cây Diệt Xà Môn, chúng sẽ nhanh chóng tránh né. Khi rắn bước vào trạng thái ngủ đông từ tháng 10 đến tháng 11, mùi hương của cây Xà Diệt Môn cũng mất dần, đến khoảng tháng 12 sẽ héo.Được biết, dân gian còn tin rằng Diệt Xà Môn có tác dụng trị rắn độc cắn, bôi ngoài có thể giải độc, giảm sưng đau. Tại Trung Quốc, người ta dùng hạt nó để chữa đau bụng đi lỵ, táo bón và ăn uống không tiêu, đầu nhức mắt mờ.Đặc biệt, Diệt Xà Môn không chỉ được dùng ở các nước châu Á, mà còn ở các quốc gia khác. Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake. Nguồn video: Vui sống mỗi ngày.
Vào mùa thu, hoạt động của các loài bò sát điển hình là rắn phát triển rất mạnh. Khi bắt gặp rắn trong tự nhiên, chưa cần biết là rắn độc hay rắn không độc, mọi người thường rất sợ hãi và tìm cách xua đuổi hoặc giết chúng. Ảnh minh họa.
Thế nhưng, với trường hợp rắn lẻn vào nhà, quan niệm dân gian cho rằng không được đánh giết, nếu không sẽ gặp xui xẻo hoặc bị trả thù. Vậy, làm sao để phòng tránh rắn, đặc biệt là rắn độc?
Ở các vùng nông thôn, người ta phun thuốc diệt rắn, hoặc trồng một số loại cây có tác dụng xua đuổi rắn. Trong số những cây này có cây được gọi là Xà Diệt Môn, tương truyền nó là kẻ thù của rắn độc. Rắn độc nhìn thấy xà diệt môn sẽ đi đường vòng, không dám đến gần. Chỉ cần trồng cây này trước cổng, rắn sẽ không vào nhà.
Theo tìm hiểu, Diệt Xà Môn còn có tên khác là Sơn Lục Đậu hay Vọng Giang Nam. Cây nhỏ cao 0,6-1m thân dưới hóa gỗ. Toàn thân nhẵn không có lông. Lá mọc so le, kép lông chim nhẵn; lá chét dài 4–9 cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống. Toàn lá dài 20 cm.
Hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt mọc thành chùm. Quả giáp dài 6–10 cm, rộng tới 7mm, hơi cong hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông giống gồm rất nhiều đốt nối nhau. Hạt dẹt hình trứng dài 4mm, rộng 3mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Vỏ cứng nhẵn bóng.
Diệt Xà Môn có sức sống bền bỉ và khả năng sinh sản mạnh nên có thể bắt gặp ở nhiều vùng quê. Người dân cũng thích trồng nó gần sân nhà để ngăn rắn độc vào nhà và cắn người. Một số lão nông thường xuyên ra vào núi sâu cũng lấy hoa của cây Diệt Xà Môn cùng tỏi, cây thục địa, hùng hoàng gói theo người để ngăn rắn tiếp cận.
Lý giải lý do tại sao cây Diệt Xà Môn có thể đuổi rắn, các nhà thực vật học cho rằng, thực ra việc này về cơ bản cũng giống như trồng bạc hà để đuổi muỗi. Nguyên lý là cây sẽ phát ra mùi lạ không thể chấp nhận được đối với một số động vật, từ đó có xua đuổi chúng.
Mùa hoạt động thường xuyên của rắn độc là mùa hoa Diệt Xà Môn nở nhiều nhất, khi hoa nở thì toàn cây sẽ tỏa ra mùi hương thơm nồng. Đặc biệt vào tháng 6 đến tháng 9, mùi này rất nồng nặc, rất mạnh mẽ, sảng khoái, nhưng rắn độc rất ghét mùi này.
Rắn độc cực nhạy với mùi nên khi ngửi thấy mùi cây Diệt Xà Môn, chúng sẽ nhanh chóng tránh né. Khi rắn bước vào trạng thái ngủ đông từ tháng 10 đến tháng 11, mùi hương của cây Xà Diệt Môn cũng mất dần, đến khoảng tháng 12 sẽ héo.
Được biết, dân gian còn tin rằng Diệt Xà Môn có tác dụng trị rắn độc cắn, bôi ngoài có thể giải độc, giảm sưng đau. Tại Trung Quốc, người ta dùng hạt nó để chữa đau bụng đi lỵ, táo bón và ăn uống không tiêu, đầu nhức mắt mờ.
Đặc biệt, Diệt Xà Môn không chỉ được dùng ở các nước châu Á, mà còn ở các quốc gia khác.