Theo Times of India, thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nhiều người sử dụng kháng sinh không đúng cách, thường dùng để điều trị các bệnh do virus như ho và cảm lạnh. Ảnh: Times of India.Đáng lưu ý, việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác nhau mà còn có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc. Ảnh: Boldsky.Dưới đây là 5 loại "thuốc kháng sinh tự nhiên" mà bạn có thể sử dụng thay cho thuốc không kê đơn. Ảnh: Boldsky.1. Tỏi: Đặc tính chống vi khuẩn của tỏi khiến nó trở thành loại thảo dược hiệu quả trong việc chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy rằng Allicin, hợp chất trong tỏi, có hiệu quả trong việc tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả Salmonella và Escherichia coli. Ảnh: Boldsky.Tuy nhiên, lạm dụng tỏi có thể gây chảy máu trong. Vì vậy, bạn không nên ăn quá hai nhánh tỏi trong một ngày. Người đang dùng thuốc chống đông máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi. Ảnh: Boldsky.2. Mật ong: Mật ong là một trong những chất kháng sinh lâu đời nhất được biết đến. Được biết, mật ong đã được sử dụng vào thời Ai Cập như một chất kháng sinh tự nhiên và bảo vệ da. Ảnh: Boldsky.Theo một nghiên cứu năm 2011, mật ong có thể ức chế khoảng 60 loại vi khuẩn. Ảnh: Boldsky.3. Gừng: Gừng được công nhận rộng rãi với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Ảnh: Boldsky.Loại thảo dược này chứa gingerol, terpenoids, shogaol, zerumbone và zingerone cùng với flavonoid có một số đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời. Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn. Ảnh: Boldsky.4. Nghệ: Nghệ chứa curcumin, nổi tiếng với đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh. Loại gia vị này có thể bảo vệ bạn khỏi tổn thương bởi các gốc tự do. Nghệ thậm chí làm giảm sự gia tăng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ảnh: Boldsky.5. Tinh dầu cỏ xạ hương: Tinh dầu cỏ xạ hương được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp, viêm nhiễm và các vấn đề về dạ dày. Ngoài ra, dầu cỏ xạ hương cũng có một số đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, chỉ có thể sử dụng dầu cỏ xạ hương bên ngoài. Ảnh: Times Of India. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Theo Times of India, thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nhiều người sử dụng kháng sinh không đúng cách, thường dùng để điều trị các bệnh do virus như ho và cảm lạnh. Ảnh: Times of India.
Đáng lưu ý, việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác nhau mà còn có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc. Ảnh: Boldsky.
Dưới đây là 5 loại "thuốc kháng sinh tự nhiên" mà bạn có thể sử dụng thay cho thuốc không kê đơn. Ảnh: Boldsky.
1. Tỏi: Đặc tính chống vi khuẩn của tỏi khiến nó trở thành loại thảo dược hiệu quả trong việc chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy rằng Allicin, hợp chất trong tỏi, có hiệu quả trong việc tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả Salmonella và Escherichia coli. Ảnh: Boldsky.
Tuy nhiên, lạm dụng tỏi có thể gây chảy máu trong. Vì vậy, bạn không nên ăn quá hai nhánh tỏi trong một ngày. Người đang dùng thuốc chống đông máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi. Ảnh: Boldsky.
2. Mật ong: Mật ong là một trong những chất kháng sinh lâu đời nhất được biết đến. Được biết, mật ong đã được sử dụng vào thời Ai Cập như một chất kháng sinh tự nhiên và bảo vệ da. Ảnh: Boldsky.
Theo một nghiên cứu năm 2011, mật ong có thể ức chế khoảng 60 loại vi khuẩn. Ảnh: Boldsky.
3. Gừng: Gừng được công nhận rộng rãi với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Ảnh: Boldsky.
Loại thảo dược này chứa gingerol, terpenoids, shogaol, zerumbone và zingerone cùng với flavonoid có một số đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời. Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn. Ảnh: Boldsky.
4. Nghệ: Nghệ chứa curcumin, nổi tiếng với đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh. Loại gia vị này có thể bảo vệ bạn khỏi tổn thương bởi các gốc tự do. Nghệ thậm chí làm giảm sự gia tăng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ảnh: Boldsky.
5. Tinh dầu cỏ xạ hương: Tinh dầu cỏ xạ hương được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp, viêm nhiễm và các vấn đề về dạ dày. Ngoài ra, dầu cỏ xạ hương cũng có một số đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, chỉ có thể sử dụng dầu cỏ xạ hương bên ngoài. Ảnh: Times Of India.