Ngô mềm ngọt, được nhiều người yêu thích. Ngô cũng chứa lượng lớn dinh dưỡng, cung cấp các loại vitamin C, vitamin B1, vitamin B9 và các thành phần khác như chất đạm, chất béo, chất xơ, magie, kali,... (Ảnh: ABLW, minh họa)Đặc biệt, ngô giàu chất chống oxy hóa như flavonoid và caroten có khả năng chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi hư hại, có lợi cho sức khỏe.Có nhiều cách chế biến ngô như xào, nướng. Những cách chế biến này giúp ngô nhiều hương vị khác nhau, người dùng đa dạng lựa chọn hơn. Trong số đó, luộc được đánh giá cao nhất. Cách làm này giúp ngô giữ được hương vị hấp dẫn, lượng dinh dưỡng cao và bảo quản thời gian dài.Điều đáng bàn, nhiều người thắc mắc có nên luộc ngô rồi trữ đông để bảo quản lâu hơn. Thực tế, trữ đông ngô sau khi luộc có sự khác biệt rất lớn. Bảo quản ngô đúng cách có thể giữ chúng tươi ngon cả năm.Cấp đông ngô trực tiếp, hơi ẩm trong ngô sẽ đóng băng, tạo ra các tinh thể đá trong quá trình cấp đông. Điều này phá vỡ cấu trúc tế bào của ngô, khiến món ăn mất độ tươi ngon, dễ mất nước.Ngược lại, luộc ngô rồi trữ đông sẽ khóa độ ẩm của ngô, giảm sự hình thành các tinh thể đá, giúp ngô ngậm nước, hạt ngô căng mọng. Luộc chín ngô rồi cấp đông giữ lại nhiều nước và dinh dưỡng, không mất đi mùi vị đặc trưng. Khi sử dụng, chỉ cần hấp nóng, hạt ngô mềm lại là có thể thưởng thức.Để bảo quản ngô tươi ngon suốt năm, bạn nên chọn những bắp căng mẩy, còn nguyên vỏ, các hạt không có dấu hiệu thối hỏng.Tiến hành bóc bỏ phần bẹ, chỉ giữ lại 2 lớp mỏng trong cùng. Khi luộc, nêm 1 thìa muối, sau sôi đun nhỏ lửa chừng 10 phút. Ngô chín vớt ra để nguội, đợi ráo nước thì dùng màng thực phẩm bọc kín, cho vào túi zip trữ đông. Khi ăn, bạn cho ngô vào nồi đang sôi hoặc hấp trong vòng 10 phút, không cần rã đông. Ngô sẽ có hương vị tươi ngon như mới thu hoạch.Ngô dễ ăn, chứa nhiều dưỡng chất song không nên ăn quá nhiều. Chúng ta nên bổ sung từ 1-2 bắp/lần/ngày. Mỗi tuần ăn khoảng 3-4 lần và ăn cách ngày. Không nên ăn liên tục các ngày trong tuần.Người cao tuổi và trẻ nhỏ chỉ nên ăn 1 bắp/lần, tuần không ăn quá 2 lần. Ăn nhiều dễ dư thừa calo, dễ tích mỡ gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và bệnh tiểu đường ở người già.Thời điểm ăn ngô tốt nhất là buổi sáng. Lúc này, ngô sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày, hạn chế dư thừa calo, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm mỡ.Ngược lại, ăn ngô buổi tối trước khi ngủ sẽ khiến lượng calo, đường, chất béo sau một đêm không tiêu hao sẽ dư thừa, tích tụ thành mỡ ở bụng, bắp tay,… Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THDT)
Ngô mềm ngọt, được nhiều người yêu thích. Ngô cũng chứa lượng lớn dinh dưỡng, cung cấp các loại vitamin C, vitamin B1, vitamin B9 và các thành phần khác như chất đạm, chất béo, chất xơ, magie, kali,... (Ảnh: ABLW, minh họa)
Đặc biệt, ngô giàu chất chống oxy hóa như flavonoid và caroten có khả năng chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi hư hại, có lợi cho sức khỏe.
Có nhiều cách chế biến ngô như xào, nướng. Những cách chế biến này giúp ngô nhiều hương vị khác nhau, người dùng đa dạng lựa chọn hơn. Trong số đó, luộc được đánh giá cao nhất. Cách làm này giúp ngô giữ được hương vị hấp dẫn, lượng dinh dưỡng cao và bảo quản thời gian dài.
Điều đáng bàn, nhiều người thắc mắc có nên luộc ngô rồi trữ đông để bảo quản lâu hơn. Thực tế, trữ đông ngô sau khi luộc có sự khác biệt rất lớn. Bảo quản ngô đúng cách có thể giữ chúng tươi ngon cả năm.
Cấp đông ngô trực tiếp, hơi ẩm trong ngô sẽ đóng băng, tạo ra các tinh thể đá trong quá trình cấp đông. Điều này phá vỡ cấu trúc tế bào của ngô, khiến món ăn mất độ tươi ngon, dễ mất nước.
Ngược lại, luộc ngô rồi trữ đông sẽ khóa độ ẩm của ngô, giảm sự hình thành các tinh thể đá, giúp ngô ngậm nước, hạt ngô căng mọng. Luộc chín ngô rồi cấp đông giữ lại nhiều nước và dinh dưỡng, không mất đi mùi vị đặc trưng. Khi sử dụng, chỉ cần hấp nóng, hạt ngô mềm lại là có thể thưởng thức.
Để bảo quản ngô tươi ngon suốt năm, bạn nên chọn những bắp căng mẩy, còn nguyên vỏ, các hạt không có dấu hiệu thối hỏng.
Tiến hành bóc bỏ phần bẹ, chỉ giữ lại 2 lớp mỏng trong cùng. Khi luộc, nêm 1 thìa muối, sau sôi đun nhỏ lửa chừng 10 phút. Ngô chín vớt ra để nguội, đợi ráo nước thì dùng màng thực phẩm bọc kín, cho vào túi zip trữ đông. Khi ăn, bạn cho ngô vào nồi đang sôi hoặc hấp trong vòng 10 phút, không cần rã đông. Ngô sẽ có hương vị tươi ngon như mới thu hoạch.
Ngô dễ ăn, chứa nhiều dưỡng chất song không nên ăn quá nhiều. Chúng ta nên bổ sung từ 1-2 bắp/lần/ngày. Mỗi tuần ăn khoảng 3-4 lần và ăn cách ngày. Không nên ăn liên tục các ngày trong tuần.
Người cao tuổi và trẻ nhỏ chỉ nên ăn 1 bắp/lần, tuần không ăn quá 2 lần. Ăn nhiều dễ dư thừa calo, dễ tích mỡ gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và bệnh tiểu đường ở người già.
Thời điểm ăn ngô tốt nhất là buổi sáng. Lúc này, ngô sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày, hạn chế dư thừa calo, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm mỡ.
Ngược lại, ăn ngô buổi tối trước khi ngủ sẽ khiến lượng calo, đường, chất béo sau một đêm không tiêu hao sẽ dư thừa, tích tụ thành mỡ ở bụng, bắp tay,…
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THDT)