Ăn quá no. Ăn uống giúp cơ thể nạp năng lượng, đảm bảo cho các hoạt động trong ngày. Để cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất, bạn nên ăn uống điều độ. Ăn quá no giúp bạn thỏa mãn nhu cầu trước mắt song lại gây hại lâu dài. Cụ thể, ăn quá no làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa, làm tổn thương chức năng tiêu hóa. (Ảnh minh họa)Ăn quá nhanh. Ăn nhanh giúp bạn tiết kiệm thời gian song lại gây gánh nặng cho đường tiêu hóa. Nguyên nhân bởi nhai không kỹ khiến khoang miệng tiết lượng nước bọt hạn chế, không ngấm đều vào thức ăn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.Vừa ăn vừa làm. Vừa làm vừa ăn khiến bạn mất tập trung, làm việc lẫn ăn uống đều không hiệu quả. Theo đó, mất tập trung khi ăn khiến lượng máu không ưu tiên cho hệ tiêu hóa, cơ thể cũng không tiết đủ lượng men tiêu hóa cần thiết. Lâu ngày, cách ăn sẽ “phá nát” cơ thể.Chan quá nhiều canh. Canh giúp bạn dễ ăn hơn song không nên quá lạm dụng. Quá nhiều nước canh có thể khiến bạn nuốt nhanh, không nhai kỹ. Đồng thời, canh cũng làm loãng dịch vị khiến bạn đối diện tình trạng khó tiêu.Vừa đi vừa ăn. Vừa đi vừa ăn giúp bạn tiết kiệm thời gian song không hề thân thiện với hệ tiêu hóa. Theo chuyên gia, vừa đi vừa ăn khiến bạn mất tập trung, lượng máu đổ về cơ quan tiêu hóa cũng giảm đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng.Không những vậy, ăn ngoài đường còn khiến các khí độc hại, vi sinh vật trong không khí bám vào thức ăn, đi vào hệ tiêu hóa gây hại sức khỏe.Đồ ăn quá nóng. Đồ ăn nóng hổi giúp bạn tận hưởng hương vị của chúng. Dù vậy, bạn không nên ăn đồ quá nóng bởi dễ gây hại niêm mạc dạ dày, thực quản. Không thay đổi thói quen có thể khiến những tổn thương này ngày càng nghiêm trọng, thậm chí gây ung thư thực quản và dạ dày.Ăn sau khi uống nhiều nước. Tương tự như việc chan quá nhiều canh, ăn sau khi uống nhiều nước dễ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.Ăn khi tức giận. Duy trì cảm xúc tiêu cực trong quá trình ăn uống có thể ức chế sự bài tiết bình thường các tuyến tiêu hóa qua vỏ não, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và hấp thụ.Ăn đồ để qua đêm. Tận dụng đồ ăn để qua đêm giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Vậy nhưng, thói quen ăn uống này dễ “phá nát” cơ thể bạn. Theo chuyên gia, đồ ăn để qua đêm dễ bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, lượng dinh dưỡng trong chúng cũng có thể hao hụt; sản sinh nitrit độc hại, càng ăn càng không có lợi cho cơ thể. Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn (Nguồn video: THĐT)
Ăn quá no. Ăn uống giúp cơ thể nạp năng lượng, đảm bảo cho các hoạt động trong ngày. Để cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất, bạn nên ăn uống điều độ. Ăn quá no giúp bạn thỏa mãn nhu cầu trước mắt song lại gây hại lâu dài. Cụ thể, ăn quá no làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa, làm tổn thương chức năng tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Ăn quá nhanh. Ăn nhanh giúp bạn tiết kiệm thời gian song lại gây gánh nặng cho đường tiêu hóa. Nguyên nhân bởi nhai không kỹ khiến khoang miệng tiết lượng nước bọt hạn chế, không ngấm đều vào thức ăn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Vừa ăn vừa làm. Vừa làm vừa ăn khiến bạn mất tập trung, làm việc lẫn ăn uống đều không hiệu quả. Theo đó, mất tập trung khi ăn khiến lượng máu không ưu tiên cho hệ tiêu hóa, cơ thể cũng không tiết đủ lượng men tiêu hóa cần thiết. Lâu ngày, cách ăn sẽ “phá nát” cơ thể.
Chan quá nhiều canh. Canh giúp bạn dễ ăn hơn song không nên quá lạm dụng. Quá nhiều nước canh có thể khiến bạn nuốt nhanh, không nhai kỹ. Đồng thời, canh cũng làm loãng dịch vị khiến bạn đối diện tình trạng khó tiêu.
Vừa đi vừa ăn. Vừa đi vừa ăn giúp bạn tiết kiệm thời gian song không hề thân thiện với hệ tiêu hóa. Theo chuyên gia, vừa đi vừa ăn khiến bạn mất tập trung, lượng máu đổ về cơ quan tiêu hóa cũng giảm đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Không những vậy, ăn ngoài đường còn khiến các khí độc hại, vi sinh vật trong không khí bám vào thức ăn, đi vào hệ tiêu hóa gây hại sức khỏe.
Đồ ăn quá nóng. Đồ ăn nóng hổi giúp bạn tận hưởng hương vị của chúng. Dù vậy, bạn không nên ăn đồ quá nóng bởi dễ gây hại niêm mạc dạ dày, thực quản. Không thay đổi thói quen có thể khiến những tổn thương này ngày càng nghiêm trọng, thậm chí gây ung thư thực quản và dạ dày.
Ăn sau khi uống nhiều nước. Tương tự như việc chan quá nhiều canh, ăn sau khi uống nhiều nước dễ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Ăn khi tức giận. Duy trì cảm xúc tiêu cực trong quá trình ăn uống có thể ức chế sự bài tiết bình thường các tuyến tiêu hóa qua vỏ não, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và hấp thụ.
Ăn đồ để qua đêm. Tận dụng đồ ăn để qua đêm giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Vậy nhưng, thói quen ăn uống này dễ “phá nát” cơ thể bạn. Theo chuyên gia, đồ ăn để qua đêm dễ bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, lượng dinh dưỡng trong chúng cũng có thể hao hụt; sản sinh nitrit độc hại, càng ăn càng không có lợi cho cơ thể.
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn (Nguồn video: THĐT)