Kịch bản nào đối phó với làn sóng COVID-19 thứ 2?

Google News

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, việc số ca mắc COVID-19 tăng mạnh sau khi đạt đỉnh và giảm xuống được xem như dấu hiệu cho làn sóng thứ 2. Trong đại dịch cúm năm 1918, đợt bùng phát thứ 2 tồi tệ hơn rất nhiều so với bùng phát lần đầu.

Có một số kịch bản khác nhau về tương lai của đại dịch COVID-19 và một vài kịch bản là tương tự như những gì đã xảy ra trong đại dịch cúm trong quá khứ. Trong đại dịch cúm năm 1918, đợt bùng phát thứ 2 tồi tệ hơn rất nhiều so với bùng phát lần đầu. Virus, không bị yếu đi, mà còn nguy hiểm hơn khi nó bùng phát trở lại.
Thời gian gần đây, số ca COVID-19 trên thế giới đang có xu hướng tăng trở lại do một số quốc gia nới lỏng giãn cách xã hội và khôi phục sản xuất. Nhiều nước đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ 2.
Kich ban nao doi pho voi lan song COVID-19 thu 2?
Ảnh minh họa. 
Ba kịch bản về tương lại đại dịch COVID-19 có thể được tóm tắt như sau.
Kịch bản 1:
Làn sóng đầu tiên của COVID-19 xảy ra vào mùa xuân năm 2020 được nối tiếp bởi một loạt các sóng nhỏ lặp đi lặp lại xảy ra trong suốt mùa hè và sau đó liên tục diễn ra trong khoảng thời gian 1 đến 2 năm, giảm dần vào năm 2021. Sự xuất hiện của những sóng này có thể rất khác nhau, thay đổi theo khu vực địa lý và có thể phụ thuộc vào những biện pháp giảm thiểu được đưa ra và người ta nới lỏng dịch thế nào. Tùy thuộc vào độ cao của các đỉnh sóng, kịch bản này có thể yêu cầu các biện pháp giảm thiểu cũng như biện pháp nới lỏng cần được lặp lại định kỳ trong 1 đến 2 năm tới.
Kịch bản 2:
Làn sóng ban đầu của COVID-19 xảy vào mùa Xuân 2020 và nối tiếp bởi một làn sóng lớn hơn vào mùa Thu hoặc mùa Đông của năm 2020 và một hoặc nhiều sóng tiếp theo nhỏ hơn vào năm 2021. Mô hình này yêu cầu phải phục hồi các biện pháp giảm thiểu vào mùa thu nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm và ngăn ngừa khả năng hệ thống chăm sóc sức khỏe không bị quá tải.
Mô hình này là tương tự như những gì đã xảy ra với đại dịch 1918-19 (CDC 2018). Trong đại dịch đó, một làn sóng nhỏ bắt đầu xảy ra vào tháng 3 năm 1918 và lắng xuống trong mùa Hè. Nhưng rồi, một đỉnh sóng lớn hơn nhiều xảy ra vào mùa Thu năm 1918. Một đỉnh thứ ba xảy ra trong mùa Đông 1918 và mùa Xuân năm 1919; làn sóng đó đã lắng xuống vào mùa Hè năm 1919, báo hiệu sự kết thúc của đại dịch.
Đại dịch vào những năm 1957-58 xảy ra theo một mô hình tương tự, với một làn sóng nhỏ diễn ra vào mùa Xuân, tiếp đến là làn sóng mùa Thu lớn hơn nhiều (Saunders-Hastings 2016). Những làn sóng nhỏ còn liên tục xảy ra trong vài năm (Miller 2009). Đại dịch 2009-10 cũng theo mô hình tương tự với làn sóng nhỏ xảy ra vào mùa Xuân và đến mùa Thu, làn sóng lớn mới xảy ra.
Kịch bản 3:
Làn sóng đầu tiên của COVID 19 xảy ra vào mùa xuân 2020 được nối tiếp bởi sự “lây lan âm ỉ” và các ca lây nhiễm vẫn xảy ra nhưng lại không theo kiểu làn sóng rõ ràng. Cũng như vậy, mô hình này có nhiều sự khác biệt theo khu vực địa lý và cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu ở các khu vực khác nhau. Trong khi mô hình này chưa được quan sát thấy khi xảy ra các đại dịch trong quá khứ, nó vẫn là một khả năng diễn ra với COVID 19. Kịch bản này có thể không yêu cầu tái lập các biện pháp ngăn lây nhiễm mặc dù các trường hợp mắc bệnh và tử vong vẫn xảy ra.

Mời độc giả theo dõi video "Tại sao bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại?". Nguồn: VTC Now.

Tóm lại, dù đại dịch xảy ra theo bất cứ kịch bản nào (giả sử ít nhất các biện pháp giảm thiểu đang được áp dụng ở mức độ nào đó), chúng ta phải được chuẩn bị thêm cho trường hợp đại dịch COVID-19 còn hoạt động thêm ít nhất 18 đến 24 tháng nữa, với các điểm nóng xuất hiện định kỳ trong các khu vực địa lý khác nhau. Là đại dịch, có khả năng SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lan truyền trong dân cư của nhân loại và sẽ đồng bộ hóa theo mô hình theo mùa với mức độ nghiêm trọng giảm dần theo thời gian, như với các virus corona ít gây bệnh khác, chẳng hạn như betacoronaviruses OC43 và HKU1, (Kissler 2020) và từng xảy ra với vi-rút cúm vừa qua.
Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)