Chúng ta đều biết, việc uống nướcmỗi ngày là để duy trì nhu cầu nước của cơ thể. Mặc dù uống nước là một việc đơn giản, nhưng nếu uống nước không đúng cách, nó sẽ có hại cho sức khỏe tổng thể của chúng ta, trong đó, thận là bị "phá" nhiều nhất.
Sau đây là những thói quen xấu của việc uống nước đang làm tổn thương thận của bạn:
Chờ đến khi cảm thấy khát mới nhớ để uống nước
Nhiều người bận rộn với công việc hoặc giải trí nên đã không có thời gian để uống nước thường xuyên. Thậm chí còn không tranh thủ thời gian rảnh rỗi để uống nước khiến cho cơ thể thiếu nước trầm trọng.
Hoặc ở một số người, nếu không cảm thấy khát nước là họ cũng không uống. Thực tế, đây là hành vi sai lầm.
Một người bình thường khi uống ít nước có thể cảm nhận được lượng nước trong cơ thể từ da bị thiếu, từ đó da sẽ mất đi độ bóng và độ đàn hồi.
Khi lượng nước trong cơ thể giảm, nước tiểu trở nên cô đặc hơn. Khi nồng độ các chất chuyển hóa của bilirubin tăng lên, màu nước tiểu tự nhiên trở nên vàng đậm hơn.
Các chất cần được bài tiết qua nước tiểu được cô đặc và ngưng tụ, từ đó đôi khi làm xuất hiện hiện tượng lắng sỏi, có thể hình thành bệnh sỏi trong hệ thống tiết niệu, chẳng hạn như canxi oxalate và sỏi axit uric.
Về lâu dài, nó sẽ gây tổn thương cho thận, và nó cũng sẽ gây suy giảm chức năng thận, có thể gây ra thêm bệnh thận.
|
Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Ảnh minh họa: Internet |
Uống quá nhiều nước mỗi ngày
Ngược với nhóm người lười uống nước, thì đây cũng là một thói quen đáng cảnh báo khi bạn uống quá nhiều nước.
Mặc dù chúng ta biết rằng, uống nhiều nước là tốt, nhưng nó cũng chỉ nên ở một mức độ vừa đủ. Nếu bạn uống quá nhiều nước, nó cũng sẽ gây ra gánh nặng nhất định cho thận.
Những người bị suy giảm chức năng thận, nếu họ uống quá nhiều nước, sẽ làm tăng sự tái hấp thu nước, chức năng thận phải làm việc nhiều, tăng gánh nặng trong quá trình lọc nước, điều này sẽ gây ra một số rắc rối cho hệ thống tiểu tiện.
Uống nước quá ít
Những người mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có 3 triệu chứng điển hình, đi tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều thực phẩm. Những người bị bệnh tiểu đường để tránh đi tiểu nhiều nên nhiều người lựa chọn khống chế lượng nước đi vào cơ thể. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh này việc uống nhiều nước lại là biểu hiện của sự tự bảo vệ.
Nước có thể làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường và thúc đẩy sự bài tiết đường huyết trong cơ thể nhanh chóng ra ngoài, giúp đường huyết ổn định. Các chuyên gia nhắc nhở rằng đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể con người đổ mồ hôi nhiều. Nếu người mắc bệnh tiểu đường vẫn hạn chế uống nước, có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Thời gian dài thiếu nước, cũng có thể là do máu trong cơ thể đặc, dẫn đến bệnh mạch máu do tiểu đường.
|
Nhiều người bận rộn với công việc hoặc giải trí nên đã không có thời gian để uống nước thường xuyên. Thậm chí còn không tranh thủ thời gian rảnh rỗi để uống nước khiến cho cơ thể thiếu nước trầm trọng. Ảnh minh họa: Internet |
Uống ngụm nước lớn trong một hơi
Thời tiết nóng, rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim.
Hơn nữa, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri máu. Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.
Uống nước ngay trước khi đi ngủ
Đây là cách uống nước sai lầm. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ gây ra hệ luỵ nguy hiểm. Bởi nước khiến bạn khó ngủ hơn, đồng thời gây gián đoạn giấc ngủ khi bạn phải bật dậy để đi WC nhiều lần.
Hơn nữa là thận của chúng ta hoạt động chậm hơn vào ban đêm, trong khi việc uống nước cũng đồng nghĩa với việc ép thận làm việc. Chân tay và mặt có thể bị sưng phù vào sáng hôm sau.
Uống nước ngay trước khi ngủ là cách uống nước sai lầm. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ gây ra hệ luỵ nguy hiểm. Bởi nước khiến bạn khó ngủ hơn, đồng thời gây gián đoạn giấc ngủ khi bạn phải bật dậy để đi WC nhiều lần.
Uống các loại đồ uống khác thay thế nước lọc
Càng ngày, việc phục vụ đồ uống bán sẵn lại càng trở nên thuận lợi. Bạn chỉ còn nhấc điện thoại hoặc đặt hàng trên mạng là có thể có những cốc đồ uống đúng khẩu vị.
Có rất nhiều loại đồ uống trên thị trường, và hương vị rất phong phú. Nhiều người trẻ chọn thưởng thức những loại đồ uống thay vì nước đun sôi. Thực tế, nhiều loại đồ uống có chứa nhiều đường và phụ gia, thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn.
Uống những loại đồ uống chế biến sẵn hoặc đồ uống tiện lợi có thể mua sẵn chứa nhiều chất và năng lượng một cách thường xuyên sẽ không chỉ gây béo phì mà còn thúc đẩy việc thải canxi ra khỏi cơ thể, nó sẽ gây ra ngày càng nhiều canxi trong nước tiểu, do đó sẽ làm tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu.
Lời khuyên an toàn dành cho bạn là nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống chế biến sẵn. Chỉ nên uống nước đun sôi để nguội một cách thường xuyên. Duy trì được thói quen này mới giúp thận hoạt động ổn định và hiệu quả, giảm nhẹ các nguy cơ có thể tấn công sức khỏe và sự vận hành của thận.
Uống nước trong lúc ăn
Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.