Uống thuốc liều quá cao: Uống thuốc một cách sai lầm có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Nếu bạn dùng liều quá cao, bạn có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ như tăng buồn ngủ do dùng thuốc giảm đau hoặc chảy máu do uống quá nhiều thuốc chống đông máu.Dùng thuốc thường xuyên: Một nghiên cứu của Đại học Boston, việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu ruột và thậm chí là đột quỵ.Quên uống thuốc, lần sau uống liều gấp đôi: Việc quên thuốc rồi uống "bù" cùng với liều kế tiếp 2 lần là sai lầm lớn không chỉ gây ra tác dụng phụ mà còn tạo gánh nặng không nhỏ cho cơ thể.Uống thuốc trước khi ăn không đồng nghĩa với uống khi đói: Uống thuốc 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn được coi là uống thuốc lúc đói. Khái niệm uống thuốc "trước bữa ăn" nghĩa là uống trong 15-30 phút trước bữa ăn. "au bữa ăn là khoảng hơn nửa giờ sau bữa ăn.Không kiêng các loại thực phẩm cụ thể: Một số loại kháng sinh không nên dùng chung với thực phẩm chứa canxi hoặc thuốc OTC. Canxi thực sự có thể khử hoạt tính kháng sinh, bao gồm tetracycline và doxycycline.Trộn nhiều loại thuốc uống cùng lúc: Mỗi loại thuốc đều có thành phần hóa học cụ thể. Khi trộn các thành phần hóa học khác nhau uống chung có thể gây ra các tác dụng phụ, tạo ra các chất mới có hại cho sức khỏe.Không uống thuốc theo đơn từ bác sĩ: FDA khuyên bạn nên khám bác sĩ hoặc dược sĩ chứ không nên tự mua thuốc trị bệnh.Nhầm tên thuốc, nhầm vỏ bao bì thuốc: Rất nhiều tình huống uống thuốc bị nhầm lẫn tên thuốc và bao bì. Để mua được một toa thuốc chuẩn, tốt nhất bạn phải kiểm tra tên thuốc, liều lượng, cách sử dụng.Uống thuốc trùng lặp thành phần: Không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng uống lặp thuốc, không chỉ tốn tiền mua thuốc mà còn gây hại không nhỏ cho cơ thể. Trước khi mua, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần thuốc.Uống thuốc bị nôn lại uống bổ sung thay thế: Sai lầm này thường được áp dụng với trẻ nhỏ. Việc uống thuốc bổ sung thay thế không phải lúc nào cũng nên áp dụng. Bạn phải biết rõ bạn nôn ra bao nhiêu thuốc và thời gian nôn sau khi uống là bao lâu mới quyết định việc có uống lại thuốc hay không. Ảnh: RD.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Uống thuốc liều quá cao: Uống thuốc một cách sai lầm có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Nếu bạn dùng liều quá cao, bạn có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ như tăng buồn ngủ do dùng thuốc giảm đau hoặc chảy máu do uống quá nhiều thuốc chống đông máu.
Dùng thuốc thường xuyên: Một nghiên cứu của Đại học Boston, việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu ruột và thậm chí là đột quỵ.
Quên uống thuốc, lần sau uống liều gấp đôi: Việc quên thuốc rồi uống "bù" cùng với liều kế tiếp 2 lần là sai lầm lớn không chỉ gây ra tác dụng phụ mà còn tạo gánh nặng không nhỏ cho cơ thể.
Uống thuốc trước khi ăn không đồng nghĩa với uống khi đói: Uống thuốc 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn được coi là uống thuốc lúc đói. Khái niệm uống thuốc "trước bữa ăn" nghĩa là uống trong 15-30 phút trước bữa ăn. "au bữa ăn là khoảng hơn nửa giờ sau bữa ăn.
Không kiêng các loại thực phẩm cụ thể: Một số loại kháng sinh không nên dùng chung với thực phẩm chứa canxi hoặc thuốc OTC. Canxi thực sự có thể khử hoạt tính kháng sinh, bao gồm tetracycline và doxycycline.
Trộn nhiều loại thuốc uống cùng lúc: Mỗi loại thuốc đều có thành phần hóa học cụ thể. Khi trộn các thành phần hóa học khác nhau uống chung có thể gây ra các tác dụng phụ, tạo ra các chất mới có hại cho sức khỏe.
Không uống thuốc theo đơn từ bác sĩ: FDA khuyên bạn nên khám bác sĩ hoặc dược sĩ chứ không nên tự mua thuốc trị bệnh.
Nhầm tên thuốc, nhầm vỏ bao bì thuốc: Rất nhiều tình huống uống thuốc bị nhầm lẫn tên thuốc và bao bì. Để mua được một toa thuốc chuẩn, tốt nhất bạn phải kiểm tra tên thuốc, liều lượng, cách sử dụng.
Uống thuốc trùng lặp thành phần: Không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng uống lặp thuốc, không chỉ tốn tiền mua thuốc mà còn gây hại không nhỏ cho cơ thể. Trước khi mua, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần thuốc.
Uống thuốc bị nôn lại uống bổ sung thay thế: Sai lầm này thường được áp dụng với trẻ nhỏ. Việc uống thuốc bổ sung thay thế không phải lúc nào cũng nên áp dụng. Bạn phải biết rõ bạn nôn ra bao nhiêu thuốc và thời gian nôn sau khi uống là bao lâu mới quyết định việc có uống lại thuốc hay không. Ảnh: RD.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.