Đỗ Quyên
Tên khoa học là (Rhododendron occidentale). Tất cả các bộ phận của cây cảnh đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.Hồng môn
Tên khoa học là (Anthurium spp). Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine có thể gây tử vong cho con người. Việc tiếp xúc quá lâu với loại thực vật này có thể có thể gây hiện tượng gạt thở, khó chịu, khi dính, đặc biệt nếu ăn phải loại cây này miệng sẽ bị đau rát, sưng tấy vô cùng nguy hiểm.Trúc đào
Tên khoa học là (Nerium oleander). Trúc đào là loài cây thân gỗ nhỏ, được trồng phổ biến làm cảnh vì dáng đẹp và hoa mọc quanh năm. Dù đẹp như vậy nhưng trúc đào được xếp là một trong những loài cây thường trồng có độc tố mạnh nhất. Tên trúc đào (oleander) trong tiếng Latin ám chỉ chất độc trong cây - oleandrin - một chất kịch độc đặc biệt nguy hiểm với loài vật nếu tiếp xúc phải. Năm 2002, tại nước Mỹ ghi nhận 847 ca ngộ độc vì trúc đào, 3 người trong đó đã tử vong. Triệu chứng ngộ độc trúc đào là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim. Lượng chất độc trong 100g lá trúc đào có thể giết chết một con ngựa lớn. Trẻ em có thể tử vong nếu nhai phải dù chỉ một lá trúc đào. Trên thực tế ở Việt Nam từng ghi nhận một số trường hợp tử vong do tắm nước lá trúc đào vì nghe tin truyền miệng sẽ làm đẹp da.Cây vạn niên thanh
Tên khoa học là chi Aglaonema. Một loại cây tử thần không trồng trong nhà, có nhiều loại cây vạn niên thanh được lai tạo để làm cây cảnh trong nhà do có lá đẹp. Tuy nhiên đây là loại cây chứa chất kịch độc Calcium Oxalate có thể gây ngộ độc cho động vật và trẻ nhỏ nếu vô tình bứt lá, cho vào miệng. Có một loài cây khác cũng rất giống cây vạn niên thanh là cây môn trường sinh (chi Dieffenbachia). Giống cây vạn niên thanh, cây môn trường sinh thuộc họ cây ráy và cũng chứa chất độc Calcium Oxalate. Chất độc này thường gây tê môi, ngứa họng, đỏ lưỡi khi tiếp xúc.Cây ngô đồng
Tên khoa học là (Jatropha podagrica), Còn được gọi dưới tên là cây dầu lai có củ, hay sen lục bình, cây ngô đồng có nguồn gốc từ châu Mỹ nhưng được trồng làm cảnh trên khắp thế giới. Không chỉ có hoa đẹp quanh năm, cây ngô đồng còn có khả năng thu hút nhiều loài bướm. Mặc dù rất đẹp nhưng cây ngô đồng lại chứa chất độc curcin, đặc biệt trong hạt và thân củ. Chất độc này khi vào cơ thể người sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.Cây huỳnh liên
Tên khoa học là (Cascabela thevetia/Thevetia peruviana). Có xuất xứ từ Trung Mỹ, cây huỳnh liên thuộc họ trúc đào, thường được trồng làm cảnh vì có hoa màu vàng hoặc vàng cam rất đẹp. Tuy nhiên toàn bộ cây huỳnh liên đều chứa chất kịch độc có thể gây chết người. Cây huỳnh liên chứa chất độc Cardiac Glycosides, rất khó phân hủy.Cẩm tú cầu
Tên khoa học là (Hydrangea macrophylla). Còn gọi là cây bát tiên, cẩm tú cầu là loài cây có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc sặc sỡ tùy thuộc vào nồng độ axit trong đất trồng. Hoa cẩm tú cầu rất đẹp, nhưng cũng rất độc vì có chứa chất Hydrangine. Chất này khi hít phải quá nhiều có khả năng gây rối loạn hô hấp, buồn nôn, tiêu chảy.Cà độc dược
Tên khoa học là (Datura metel). Thuộc dòng họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong. Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt. Một số loại cây nên để trong nhà để hút độc: Cây lô hội (hay còn gọi là nha đam, là loại cây có khả năng hút các khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit gây độc cho con người ), thiết mộc lan (có thể hút khí toluen và khí CO), cây mẫu tử (có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2), cây cọ cảnh (hút khí benzen, khí formaldehyde)…
Đỗ Quyên
Tên khoa học là (Rhododendron occidentale). Tất cả các bộ phận của cây cảnh đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Hồng môn
Tên khoa học là (Anthurium spp). Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine có thể gây tử vong cho con người. Việc tiếp xúc quá lâu với loại thực vật này có thể có thể gây hiện tượng gạt thở, khó chịu, khi dính, đặc biệt nếu ăn phải loại cây này miệng sẽ bị đau rát, sưng tấy vô cùng nguy hiểm.
Trúc đào
Tên khoa học là (Nerium oleander). Trúc đào là loài cây thân gỗ nhỏ, được trồng phổ biến làm cảnh vì dáng đẹp và hoa mọc quanh năm. Dù đẹp như vậy nhưng trúc đào được xếp là một trong những loài cây thường trồng có độc tố mạnh nhất. Tên trúc đào (oleander) trong tiếng Latin ám chỉ chất độc trong cây - oleandrin - một chất kịch độc đặc biệt nguy hiểm với loài vật nếu tiếp xúc phải. Năm 2002, tại nước Mỹ ghi nhận 847 ca ngộ độc vì trúc đào, 3 người trong đó đã tử vong. Triệu chứng ngộ độc trúc đào là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim. Lượng chất độc trong 100g lá trúc đào có thể giết chết một con ngựa lớn. Trẻ em có thể tử vong nếu nhai phải dù chỉ một lá trúc đào. Trên thực tế ở Việt Nam từng ghi nhận một số trường hợp tử vong do tắm nước lá trúc đào vì nghe tin truyền miệng sẽ làm đẹp da.
Cây vạn niên thanh
Tên khoa học là chi Aglaonema. Một loại cây tử thần không trồng trong nhà, có nhiều loại cây vạn niên thanh được lai tạo để làm cây cảnh trong nhà do có lá đẹp. Tuy nhiên đây là loại cây chứa chất kịch độc Calcium Oxalate có thể gây ngộ độc cho động vật và trẻ nhỏ nếu vô tình bứt lá, cho vào miệng. Có một loài cây khác cũng rất giống cây vạn niên thanh là cây môn trường sinh (chi Dieffenbachia). Giống cây vạn niên thanh, cây môn trường sinh thuộc họ cây ráy và cũng chứa chất độc Calcium Oxalate. Chất độc này thường gây tê môi, ngứa họng, đỏ lưỡi khi tiếp xúc.
Cây ngô đồng
Tên khoa học là (Jatropha podagrica), Còn được gọi dưới tên là cây dầu lai có củ, hay sen lục bình, cây ngô đồng có nguồn gốc từ châu Mỹ nhưng được trồng làm cảnh trên khắp thế giới. Không chỉ có hoa đẹp quanh năm, cây ngô đồng còn có khả năng thu hút nhiều loài bướm. Mặc dù rất đẹp nhưng cây ngô đồng lại chứa chất độc curcin, đặc biệt trong hạt và thân củ. Chất độc này khi vào cơ thể người sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
Cây huỳnh liên
Tên khoa học là (Cascabela thevetia/Thevetia peruviana). Có xuất xứ từ Trung Mỹ, cây huỳnh liên thuộc họ trúc đào, thường được trồng làm cảnh vì có hoa màu vàng hoặc vàng cam rất đẹp. Tuy nhiên toàn bộ cây huỳnh liên đều chứa chất kịch độc có thể gây chết người. Cây huỳnh liên chứa chất độc Cardiac Glycosides, rất khó phân hủy.
Cẩm tú cầu
Tên khoa học là (Hydrangea macrophylla). Còn gọi là cây bát tiên, cẩm tú cầu là loài cây có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc sặc sỡ tùy thuộc vào nồng độ axit trong đất trồng. Hoa cẩm tú cầu rất đẹp, nhưng cũng rất độc vì có chứa chất Hydrangine. Chất này khi hít phải quá nhiều có khả năng gây rối loạn hô hấp, buồn nôn, tiêu chảy.
Cà độc dược
Tên khoa học là (Datura metel). Thuộc dòng họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong. Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt. Một số loại cây nên để trong nhà để hút độc: Cây lô hội (hay còn gọi là nha đam, là loại cây có khả năng hút các khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit gây độc cho con người ), thiết mộc lan (có thể hút khí toluen và khí CO), cây mẫu tử (có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2), cây cọ cảnh (hút khí benzen, khí formaldehyde)…