Hiện tại, bàn chải đánh răng là một trong những vật dụng vệ sinh cá nhân không thể thiếu của mỗi người, giúp làm sạch răng miệng, ngăn ngừa sâu răng.
Thế nhưng, thời xưa, bàn chải đánh răng không hề xuất hiện. Mãi đến thế kỷ thứ 17, chúng mới được phát minh và tận 200 năm sau, vào thế kỷ 19, bàn chải đánh răng mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến khắp nơi.
Như vậy, thời xưa, con người làm cách nào để vệ sinh răng miệng?
|
Ảnh minh họa. |
Theo tìm hiểu, mặc dù không có bàn chải đánh răng nhưng người thời xưa vẫn có một số cách để vệ sinh răng miệng. Họ dùng khăn vải, dùng tăm, dùng nước súc miệng.
Ở một số nơi thuộc Trung Quốc cổ đại, người dân còn biết bẻ cành cây, bóc vỏ, rửa sạch sau đó đập dập ra để làm bàn chải. Những hộ gia đình bình thường sẽ dùng bàn chải chấm vào muối để đánh răng cho sạch lại sát khuẩn.
Những hộ gia đình giàu sang, phú quý thì sẽ tìm mua hoặc thuê người về tự chế một số loại cao đánh răng từ thảo dược, vừa giúp là sạch răng, vừa giúp khử mùi hôi miệng.
Thêm vào đó, thời xưa không có quá nhiều đồ ăn chứa polysacarit như hiện tại, không có nước ngọt có gas, đồ ngọt cũng rất hạn chế, vì vậy người dân rất ít khi bị sâu răng.
Có ý kiến lại cho rằng, tuổi thọ người xưa rất thấp, trung bình chỉ khoảng 40-50 tuổi, răng chưa kịp sâu thì người đã về với cát bụi, vì vậy họ cũng không quá lo lắng đến vấn đề này.