Nhiều người vẫn hay cho rằng “tuổi tác không phải là ranh giới của tình yêu”, nhưng thực tế thì chênh lệch tuổi tác giữa vợ chồng càng lớn, nguy cơ đổ vỡ hôn nhân càng cao.Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau quyết định “đường ai nấy đi” của các cặp vợ chồng, và khoảng cách tuổi tác cũng là một trong số đó.
Một nghiên cứu gần đây của Andrew Frances và Hugo Mialon tại Đại học Emory, Atlanta (Mỹ) với 3000 người đã có gia đình, đã cho thấy khoảng cách tuổi của vợ chồng tỉ lệ nghịch với độ dài cuộc hôn nhân của họ, và khả năng ly hôn cũng tăng lên từng bậc.
Cụ thể, các cặp vợ chồng cách nhau 20 tuổi có tỷ lệ ly hôn lên tới 95%, nghĩa là có rất ít những đôi chênh nhau 20 tuổi có kết thúc viên mãn trong hôn nhân.
|
Ảnh minh họa. |
Trong khi tỷ lệ này ở các cặp vợ chồng cách nhau 10 tuổi là 39%
Cách nhau 5 năm giảm xuống còn 18%
Những cặp đôi “đồng trang lứa” cách nhau một tuổi hoặc bằng tuổi, tỷ lệ “chia ly” chỉ có 3%.
Tất nhiên, không thể nhìn vào những con số này để tự “kết liễu” tình cảm của mình một cách vội vã. Bạn không cần phải quá lo lắng nếu như đang ở trong một mối quan hệ có khoảng cách tuổi tác khá lớn. Vấn đề nằm ở cách mà hai bạn thích nghi nhau như thế nào.
Có rất nhiều cặp đôi vẫn sống hạnh phúc mặc dù chênh nhau nhiều tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ này là tương đối thấp.
Không quá khó để lý giải cho vấn đề này, bởi thực tế, chênh lệch tuổi tác quá lớn sẽ dẫn đến những cách biệt về tâm lý, tính cách, văn hóa, khó tìm được tiếng nói chung, dễ mâu thuẫn.
Đặc biệt về vấn đề sức khỏe và tâm sinh lý, khi người bạn đời đang già đi rất nhanh, sức khỏe yếu, thì người trẻ còn lại sẽ cảm thấy hôn nhân không còn được như mong đợi, hạnh phúc dễ dàng tan vỡ.
Khi các cặp vợ chồng không hiểu nhau, khoảng cách của họ không chỉ có tuổi tác mà còn là những rào cản tình cảm và cảm xúc.
Nhìn chung, với những cặp đôi có sự hơn kém tuổi tác quá lớn sẽ cần phải có nỗ lực rất lớn để chăm sóc và củng cố tình yêu mới có thể bù đắp được.
Nghiên cứu trên cũng tiết lộ một kết quả khá thú vị, đó là việc có con với người bạn đời hơn nhiều tuổi của mình sẽ giúp giảm nguy cơ ly hôn, bởi nhiều đôi sẽ lựa chọn ở lại với nhau để đảm bảo lợi ích cho con trẻ, dù tình cảm không còn mặn nồng như trước.
Vậy các cặp vợ chồng nên làm gì để hôn nhân bền lâu
Chấp nhận cuộc sống có lúc thăng trầm
Hôn nhân là cùng nhau đi trên một chặng đường dài, sẽ khó tránh khỏi những lúc bạn cảm thấy không hài lòng với “người đồng hành” của mình. Là hoang đường nếu nghĩ rằng bạn và bạn đời sẽ luôn thấu hiểu, hạnh phúc suốt cuộc đời.
Trò chuyện và chia sẻ
Các cặp đôi là những người có khả năng chia sẻ cảm xúc với nhau, trò chuyện về những chủ đề khó nói với tâm thế cùng nhau giải quyết. Dù bạn hay bạn đời phạm phải sai lầm lớn thì cả hai vẫn phải ngồi lại trò chuyện với nhau để tìm cách hòa giải.
Thẳng thắn trong "chuyện ấy"
Chuyện ấy là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến lý do đổ vỡ hôn nhân ở hầu hết các cặp đôi.
Sẽ có những giai đoạn cả hai đều cảm thấy thăng hoa trong chuyện ấy, có những giai đoạn thấy bình thường và có những lúc một trong hai cảm thấy không còn ham muốn. Đó là chuyện hết sức bình thường khi hai người đồng hành cùng nhau trong một thời gian dài. Việc chia sẻ với nhau về vấn đề đó sẽ khiến các cặp đôi hiểu và yêu nhau nhiều hơn.
Biết cách thoả hiệp
Suốt thời gian sống chung, bạn sẽ không tránh khỏi những lúc thốt lên “đó không phải cách bạn muốn”.
Cả hai cần phải biết cách thoả hiệp để đáp ứng, chấp nhận nhu cầu của đối phương thay vì ra sức tranh cãi để giành mọi thứ theo mong muốn của bản thân.